Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

VỤ ÁN ĐỒNG TÂM KHÉP LẠI VÀ CÁI KẾT CHO NHỮNG KẺ “LỢI DỤNG”, “KIẾM CỚ”

 

Gần đây, Đài BBC có trích dẫn lời phát biểu của ông tiến sĩ Mai Thanh Sơn, ở Viện hàn lâm khoa học xã hội “phán xét” về vụ án tại Đồng Tâm.

Theo đó, ông Sơn cho rằng "Vụ Đồng Tâm theo tôi là thông điệp sắt máu mà nhà cầm quyền Việt Nam muốn gửi đến những người đang mong mỏi có sự thay đổi trong quan điểm về sở hữu đất đai”; "Thông qua vụ Đồng Tâm, tôi cho rằng chính quyền do đảng CSVN lãnh đạo, muốn gửi nhiều cảnh báo, hay có thể gọi là đa cảnh báo rằng sẽ không có thay đổi về chính sách đất đai trong thời gian tới; sẽ không chấp nhận tiếng nói phản biện; và sẵn sàng thí mạng." Đây là sự xuyên tạc, bịa đặt, suy diễn vô căn cứ, đổi trắng thay đen, biến kẻ gây tội ác thành những nạn nhân. Chúng ta phải khách quan nhìn nhận như sau:

Một là, 29 bị cáo đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, phạm tội “giết người”, “chống người thi hành công vụ”.

Biết rõ đất cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm là đất Quốc phòng song từ năm 2013, đối tượng Lê Đình Kình đã cùng một số đối tượng tại địa bàn xã Đồng Tâm thành lập “Tổ Đồng Thuận”, mục đích chiếm đất đồng Sênh chia nhau. Các đối tượng này thường xuyên lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện phức tạp về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm. Kể từ năm 2017 đến đầu năm 2020, chúng tổ chức hàng loạt vụ gây rối trật tự công cộng, ngang nhiên bắt giữ người trái pháp luật, cố ý làm hư hỏng tài sản của Nhà nước, Quân đội, Công an. Rạng sáng ngày 09/1/2020, lực lượng công an đến chốt cổng làng thôn Hoành (cách nhà đối tượng Kình khoảng 50m) để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch đề ra, một số đối tượng đã bắn pháo, dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công lực lượng công an, hậu quả làm 03 cán bộ công an hy sinh. Hành vi của chúng đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây bức xúc, phẫn nộ trong nhân dân.

Hai là, bản án dành cho các bị cáo vừa thể hiện tính nghiêm minh vừa thể hiện sự khoan hồng, bản chất nhân văn của pháp luật và con người Việt Nam.

Ban đầu, Hội đồng xét xử đề nghị truy tố 25 bị cáo về tội “Giết người” và 04 bị cáo về tội “Chống người thi hành công vụ”. Sau khi xem xét các tình tiết, phía công tố đã đề nghị xem xét giảm nhẹ, chuyển tội danh từ “Giết người” sang tội “Chống người thi hành công vụ” cho 19 bị cáo - họ do nhận thức kém, lại bị các đối tượng xấu xúi giục, lôi kéo, làm theo sự chỉ đạo của “Tổ Đồng thuận”. Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, tòa đã tuyên phạt 06 bị cáo phạm tội “Giết người” với mức án: tử hình (Lê Đình Công, Lê Đình Chức), chung thân (Lê Đình Doanh), 16 năm tù (Bùi Viết Hiểu), 13 năm tù (Nguyễn Quốc Tiến), 12 năm tù (Nguyễn Văn Tuyển); 23 bị cáo phạm tội “Chống người thi hành công vụ” bị tuyên các mức án từ 15 tháng tù cho hưởng án treo đến 06 năm tù. Như vậy, 29 bị cáo trong vụ án ở Đồng Tâm đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, tòa đã xét xử đúng người, đúng tội, bản án dành cho các bị cáo là thích đáng, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật song cũng đầy tính nhân văn của người Việt Nam; bản thân các bị cáo cũng thừa nhận “tội ác” của mình và “tâm phục, khẩu phục” với bản án mà tòa đã tuyên án, dư luận xã hội đồng tình.

Vì vậy, Ông Sơn đừng mong trên cương vị của mình và với học vị “tiến sĩ” của bản thân mà nghĩ rằng mình đâng đại diện cho tiến nói của dân chủ, mà nghĩ người dân tin theo những “phán xét” của mình. Tôi tin người dân Việt Nam sẽ thừa tỉnh táo để nhìn nhận vụ việc, để không bị lợi dụng; tỉnh táo để đấu tranh với những “phán xét” để bảo vệ pháp luật, bảo vệ lẽ phải; đấu tranh lại với những ai đang đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, lợi ích mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng nhằm mục đích, động cơ chính trị đê hèn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét