Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

ĐƯỜNG LƯỠI BÒ VÀ NHỮNG YÊU SÁCH QUÁ VÔ LÝ CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG


Về cơ bản, vấn đề chủ quyền của Việt Nam đã được phân định tương đối rõ ràng trong Công ước biên giới Pháp - Thanh được kí kết vào năm 1887. Theo đó, Việt Nam và Trung Quốc lấy kinh tuyến Paris 105°43’ làm căn cứ phân chia, phía Tây kinh tuyến đó thuộc chủ quyền Việt Nam, trong đó có đảo Bạch Long Vĩ. Còn phần phía Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc. Còn riêng về Hoàng Sa và Trường Sa, lúc ấy mặc định thuộc về chủ quyền của Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp. Một số học giả Trung Quốc vô lý tuyên bố rằng Trường Sa, Hoàng Sa nằm ở phía Tây kinh tuyến Paris 105°43’ vì thế, hai quần đảo này thuộc chủ quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, công ước Pháp Thanh chỉ áp dụng với khu vực vịnh Bắc Bộ, còn phần Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam từ trước đó và không nằm trong phạm vi phân chia.

Đường lưỡi bò có mấy đoạn? Chín đoạn? Mười đoạn? Hay là bao nhiêu đoạn?

Với đa phần chúng ta, đường lưỡi bò thường bao gồm chín đoạn. Chín đoạn ấy bao gồm ba đoạn nằm sát với bờ biển Việt Nam, đường thứ nhất nằm ở vùng biển Đà Nẵng - Quảng Nam, đường thứ hai nằm ở vùng biển Phú Yên - Khánh Hòa, đường thứ ba nằm rìa lục địa phía Nam và cách Côn Đảo khoảng hơn 300km về phía Đông. Và chín đoạn ấy bao quanh khoảng 75% diện tích Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta “nằm trọn” trong đó.

Vậy thì đường mười đoạn? Có hay không và một đoạn nữa ở đâu?

Câu trả lời là có và một đoạn nữa vươn lên tận phía Bắc của đảo Đài Loan và chìa thẳng vào quần đảo Điếu Ngư - mà ở Nhật gọi là Senkaku nằm ở trên biển Hoa Đông. Cần biết rằng, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đang có những tranh chấp xung quanh quần đảo Điếu Ngư - Senkaku. Và yêu sách đường mười đoạn thường được Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông cộng thêm cả khu vực đảo Đài Loan và quần đảo Senkaku. Thường thì bản đồ đường mười đoạn ít được sử dụng hơn.

Chính Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc không muốn rơi vào tình trạng "một quốc gia, hai tuyên bố", vì thế, giới chức Trung Quốc nhất thống sử dụng bản đồ đường chín đoạn để nói riêng về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Dù chín đoạn, mười đoạn hay bao nhiêu đoạn, thì những yêu sách của Trung Quốc, Đài Loan hay bất cứ quốc gia và vùng lãnh thổ nào tại Biển Đông đều là vô nghĩa. Tại sao lại vô nghĩa:

Một là các quốc gia, vùng lãnh thổ khác không hề có bất cứ bằng chính lịch sử nào cho thấy họ đã khai phá Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay.

Hai là các quốc gia, vùng lãnh thổ khác bất chấp luật pháp quốc tế, tiến hành chiếm đóng trái phép một số khu vực tại Trường Sa và toàn bộ Hoàng Sa.

Ba là các văn kiện quôc tế, bao gồm cả các hiệp ước, công ước, được kí kết song phương hay đa phương, đều chứng minh chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam với Trường Sa và Hoàng Sa.

Bốn là Việt Nam có đầy đủ mọi căn cứ, từ lịch sử đến luật quốc tế, để xác minh và thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét