Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

THAM THÌ THÂM: TRUNG QUỐC ĐANG TỰ “SẬP BẪY” ĐƯỜNG LƯỠI BÒ!!!

 


Nhiều thập niên qua, TQ không những không từ bỏ “đường lưỡi bò” (ĐLB) mà còn ngày càng leo thang căng thẳng như: Bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo; quân sự hóa các tiền đồn xây dựng tại Biển Đông; đặt tên chính thức cho hàng chục thực thể, thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đồng thời lập ra các quận đảo; cấm đánh bắt cá; xua đuổi, bắt nạt, đe dọa, thậm chí đâm chìm tàu cá của các nước... dù bị lên án và vạch trần những sai trái, trong đó có cả việc không tuân thủ phán quyết Tòa trọng tài ở Hague. Thay vì từ bỏ ĐLB, TQ vẫn tìm cách hợp pháp hóa, tạo ra chuyện đã rồi ở Biển Đông.

Theo chuyên gia Hoàng Việt (ĐH Luật TP.HCM), có 4 cách giải thích từ giới học giả TQ và quốc tế về nội hàm của ĐLB: (1) Đường biên giới quốc gia trên biển; (2) Đường thể hiện liên quan đến lịch sử (quyền lịch sử hoặc vùng nước lịch sử); (3) Đường thể hiện phân định biển trong tương lai; (4) Đường thể hiện yêu sách chủ quyền đối với các đảo và các thực thể bên trong đường này. 2 cách hiểu đầu tiên đã bị phán quyết 2016 bác bỏ, trong khi cách hiểu thứ 3 chỉ là cách nói lấp liếm của TQ nhằm xoa dịu dư luận, khó chấp nhận. Vậy nên Bắc Kinh tìm cách thúc đẩy cách hiểu thứ 4, đó là ĐLB thể hiện yêu sách chủ quyền của TQ với tất cả nhóm đảo và các thực thể bên trong đường này.

Điều này lý giải vì sao TQ thời gian gần đây ít tuyên truyền thuật ngữ “ĐLB”, thay vào đó là yêu sách Tứ sa hay Nam hải chư đảo. Bản chất vẫn là 4 nhóm thực thể ở Biển Đông mà TQ gọi là quần đảo: Đông Sa (đảo đá Pratas), Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của VN) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield).

Các nước ở ĐNA (Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam) đã gửi công hàm lên LHQ bác bỏ yêu sách Tứ sa của TQ. Tương tự, Mỹ, Úc và liên minh Anh, Pháp, Đức cũng tham gia vào “cuộc chiến công hàm”, bác bỏ yêu sách phi pháp của Bắc Kinh. Quan điểm của cộng đồng quốc tế hiện nay rất rõ ràng: Yêu sách của TQ, dù dưới tên gọi ĐLB hay Tứ sa, Nam hải chư đảo... đều trái ngược với tinh thần và nội dung của UNCLOS-1982; cách hành xử của TQ ở Biển Đông vừa mang tính bắt nạt, đe dọa các nước khác, vừa gây mất an ninh và phá hủy môi trường sinh thái biển; Việc TQ không tuân thủ phán quyết 2016 là không thể chấp nhận.

Chắc chắn sẽ còn nhiều quốc gia tiếp tục phản ứng ĐLB của TQ cũng như cách hành xử của nước này ở Biển Đông. Nền tảng chung của thế giới sẽ là luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS, cho đến nay TQ chỉ đứng một mình một chiến tuyến. Như vậy, với việc theo đuổi ĐLB suốt nhiều thập niên và bây giờ TQ bị rơi vào “cái bẫy” do chính họ đặt ra: Từ bỏ ĐLB cũng khó, tiếp tục theo đuổi ĐLB càng là một nhiệm vụ bất khả thi.

Đúng là tham thì thâm!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét