Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

KHẲNG ĐỊNH TÍNH ĐÚNG ĐẮN VỀ BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG VÕ VĂN THƯỞNG, UV.BCT, TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

 

Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào sáng ngày 20/9/2020. Ông Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội, tôi rất tâm đắc với ý kiến phát biểu của ông Thưởng cũng như việc thành lập Hội Triết học Việt Nam!

Thứ nhất, Ông Võ Văn Thưởng khẳng định: "sự nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn này trước hết là nhờ tư duy triết học. Tư duy biện chứng duy vật đã cung cấp cơ sở lý luận làm thay đổi phương thức phát triển đất nước - từ chỗ cứng nhắc, chủ quan, giáo điều sang phương thức mềm dẻo hơn, thực tế hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn". Đúng vậy, C.Mác, Ăng Ghen, Lê Nin là những thiên tài nhưng họ vẫn bị quy định bởi chính những điều kiện lịch sử của thời đại của mình. Chúng ta không thể đòi hỏi C.Mác, Ăng Ghen, Lê Nin suy nghĩ thay cho các thế hệ sau những vấn đề chưa đặt ra trong thời đại của họ. Vậy nên, cụ Hồ các thế hệ cách mạng tiền bối đã vận dụng và phát triển học thuyết Mác, Lê Nin lên một tầm cao mới, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Và trong thời buổi hiện nay thì chúng ta phải có trách nhiệm làm sâu sắc hơn, linh hoạt hơn, không để cho cơ chế kìm kẹp và không theo kịp với nhịp phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ Tư, không để đất nước lạc hậu so với thế giới mà vẫn đảm bảo phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, định hướng đó cũng phải là định hướng 4.0.

Thứ Hai, Chúng ta có sứ mạng tiếp tục lan tỏa học thuyết Mác trên tinh thần của một học thuyết phát triển, học thuyết cải tạo và thay đổi thế giới, học thuyết giải phóng con người, theo đó tư duy và định hình cho đường lối phát triển của chúng ta phù hợp với bối cảnh và điều kiện mới. Điều phải hết sức tránh là đánh giá học thuyết Mác một cách giáo điều, chung chung; đặc biệt, vững vàng trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tiếp tục đấu tranh, bác bỏ những quan điểm sai trái, xuyên tạc học thuyết Mác - Lê-nin; vững tin vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Thứ Ba, Đảng ta đã thừa nhận khuyết điểm là chậm đổi mới, rập khuôn, máy móc và duy trì cơ chế "kế hoạch hoá tập trung" quá lâu, đặc biệt là giai đoạn 1975-1986. Xã hội luôn vận động và phát triển nhưng cơ chế thì chưa theo kịp với thực tế khách quan. Lực lượng sản xuất phát triển nhưng quan hệ sản xuất chưa theo kịp...và rồi Đảng đã kịp nhận ra để kịp thay đổi đường lối, chính sách phù hợp với thời kinh tế thị trường. Từ một nước đói ăn và lạm phát gần 800% năm 1986, chúng ta đã có cơ đồ hôm nay. Vậy không phải là "từ chỗ cứng nhắc, chủ quan, giáo điều sang phương thức mềm dẻo hơn, thực tế hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn" như lời ông Võ Văn Thưởng nói thì là gì?

Thứ Tư, Chủ nghĩa Mác, Lênin không chỉ bó hẹp trong phạm vi của các nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa; nên nhớ rằng các nước Tư bản đã nhanh chóng nhận ra những khuyết điểm mà gặp phải như Mác, Lênin đã chỉ ra. Vậy nên, họ đã nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác, Lênin để bổ khuyết cho những tử huyệt đó. Các nước Bắc Âu, Nam Mỹ...tuy bề ngoài là theo con đường Tư bản chủ nghĩa nhưng thực chất là họ đã vận dụng những ưu điểm của chủ nghĩa Mác để hoàn thiện mình. Vậy nên chúng ta nghiên cứu thêm những môn triết học khác với mục đích làm phong phú thêm, bổ trợ cho mình trên nền tảng Chủ nghĩa Mác, Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là điều hoàn toàn phù hợp.

Thế giới ngày nay là thế giới phẳng, chúng ta nên tiếp thu tinh hoa của nhân loại để phục vụ cho mục tiêu xây dựng đất nước. Khoa học kỹ thuật, trình độ công nghệ phát triển từng ngày, đòi hỏi kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng, quan hệ sản xuất phải bắt kịp với sự phát triển của lực lượng sản xuất là thế. Vậy nên, tôi hoàn toàn ủng hộ ông Võ Văn Thưởng và Hội Triết học Việt Nam./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét