Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Tại nhiều diễn đàn



Gần đây, tại nhiều diễn đàn chính trị-xã hội, nhiều người mong muốn “kinh tế như hôm nay, văn hóa-đạo đức như ngày xưa”. Đó là sự thừa nhận những thành tựu về kinh tế của đất nước trong công cuộc đổi mới, đồng thời quan ngại về sự xuống cấp của văn hóa-đạo đức xã hội hiện nay. Không ít người lý giải, đó là do lâu nay chúng ta quá đề cao các biện pháp như: Nêu gương, phê bình và tự phê bình-tức là thiên về “đức trị”...Đồng thời đổ lỗi cho xã hội, cho chế độ, cho chính quyền, cho nhà trường…
            Trước hết phải khẳng định sự thành công của đường lối đổi mới của Đảng từ đại hội VI đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng khó khăn về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
            Còn về sự xuống cấp về văn hóa đạo đức của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, cần nhìn nhận trách nhiệm một cách khách quan, toàn diện. Cùng với đề ra đường lối lãnh đạo về kinh tế, chính trị…thì Đảng ta cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp để xây dựng nền văn hóa, xây dựng đạo đức. Vậy thì nguyên nhân do đâu, về khách quan thì sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, về chủ quan trước hết là sự tu dưỡng rèn luyện của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân còn hạn chế. Thứ 2 là các chuẩn mực giá trị đạo đức chưa được xây dựng. Và còn rất nhiều nguyên nhân tác động đến nữa song trước hết mỗi cá nhân phải tự nhìn nhận lại trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình, trong việc giáo dục răn dạy những người thân quen…
Thượng tôn pháp luật là tất yếu của xã hội văn minh, nhưng đạo đức xã hội phải được coi trọng. Có danh ngôn rằng: Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là luật pháp tối thượng. Trong lịch sử, thời thịnh trị nào cũng coi trọng “đạo làm người”. Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Như vậy, “đức trị” phải được hiểu trước hết và trên hết là nêu gương sáng của cấp trên, của người đứng đầu. Đó cũng là biện pháp căn cơ để xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hành “pháp trị”.
Đức Hiếu 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét