Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

SỰ CHỐNG PHÁ CỦA KẺ GIẢ DANH TRÍ THỨC



    

         

         

          Với việc đăng tải bài viết “Cái nhìn lệch lạc của những người cộng sản”, Đỗ Ngà đã tiếp bước các bồi bút phản động, bất mãn, ngộ nhận nối dài điệp khúc xuyên tạc nền tảng tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Sự xuyên tạc trơ trẽn đó được Đỗ Ngà lập lờ, đánh lộn sòng, ngụy biện từ việc viện dẫn, xuyên tạc những câu nói của những người nổi tiếng, cùng các số liệu lượm lặt được trên mạng internet. Sự xuyên tạc, vu khống trơ trẽn của Đỗ Ngà được thể hiện rõ qua một số vấn đề sau.
Thứ nhất, Đỗ Ngà giả danh trí thức, ngụy biện rằng các nhà tư bản ngày nay không vì lòng tham, lợi nhuận như trước đây.
Ngay từ đoạn đầu bài viết của mình, Đỗ Ngà đã bày đặt giả danh trí thức khi dẫn ra một vấn đề mà K. Marx dẫn lại lời của nhà kinh tế học T.J.Dunning trong bộ “Tư bản luận” nổi tiếng: “Tư bản sợ tình trạng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân không. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 300% thì không còn tội ác nào mà nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”.
Đỗ Ngà còn “gia cố” cho vẻ trí thức giả cầy của Y bằng việc xướng tên nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristolte và nhà vật lý Torricelli: “Ngày nay giả thuyết “tự nhiên sợ chân không” của Aristotle đã bị thí nghiệm về áp suất khí quyển của Torricelli đánh đổ thì tương tự vậy, lời nhận xét của T.J. Dunning cũng bị thực tế của thế kỷ 20 và 21 chứng minh là ông đã nhận xét sai… Cái sai của T.J. Dunning tất nhiên kéo theo cái sai của Karl Marx”.
          Tuy nhiên, chiếc áo khoác không làm nên thầy tu; không phải ai thốt ra những lời trong kinh thánh đều là cha cố mẫu mực hay con chiên ngoan đạo; không phải ai dẫn ra những lời răn dạy của Khổng Tử cũng là bậc chí nhân quân tử. Ta có thể thấy rõ sự ngụy biện lập lờ, đánh lẫn con đen của Đỗ Ngà đó là: Đỗ Ngà đã ngụy biện rằng: “Nhận xét vì lòng tham, con người sẽ bất tuân luật lệ khi miếng mồi lợi nhuận đủ lớn đối với xã hội ngày nay không còn phù hợp nữa”. Trong khi cả thế giới ngày nay đang đau đầu với nạn buôn lậu ma túy, buôn người xuyên quốc gia. Chính vì siêu lợi nhuận từ các hoạt động đó mà hàng triệu người trở thành thủ phạm và nạn nhân của nó trên khắp toàn cầu. Vì để ăn bớt chi phí sản xuất nhằm gia tăng lợi nhuận, tập đoàn sản xuất xe hơi Volkswagen đã làm giả công bố tiêu chuẩn khí thải xe hơi do họ sản xuất. Các tập đoàn Samsung và Apple kiện tụng dai dẳng vì đối thủ cạnh tranh “ăn cắp” bản quyền sáng chế. Hàng loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ sụp đổ, tuyên bố phá sản do tham lam nguồn “lợi nhuận lớn, rủi ro cao” từ việc “cho vay tiêu dùng dưới chuẩn” hồi năm 2008. Một ví dụ nóng hổi mới xảy ra năm 2019 đây thôi, đó là việc hãng Boeing mong muốn đẩy nhanh sản phẩm ra thị trường để thu về lợi nhuận đã rút ngắn, lược bỏ nhiều khâu thẩm định chất lượng an toàn bay của dòng máy máy Boeing 737 Max, từ đó đã gây nên hàng loạt vụ tai nạn ở dòng máy bay này, mà ngay đến cơ quan chức năng của Mỹ cũng phải ra lệnh cấm bay…
          Không biết rằng Đỗ Ngà cố tình lập lờ đánh tráo để lừa bịp người đọc hay là Y không phân biệt được việc hướng tới sự gia tăng lợi nhuận, sự giàu có và việc làm từ thiện là hai vấn đề diễn ra độc lập, không hề có gì đối lập, loại trừ nhau. Một người rất giàu hay một người nghèo đều có thể làm từ thiện. Một người làm từ thiện là làm một việc làm tốt. Song, việc làm từ thiện (cho đi một phần tài sản, công sức của bản thân…) không có nghĩa là người đó sẽ không còn ham muốn tìm kiếm thêm lợi nhuận và sự giàu có.
          Thứ hai, Đỗ Ngà đã xuyên tạc khi nói khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam “bị chèn ép lớn không nổi”.   
Trong số những tay bồi bút phản động, bất mãn, ngộ nhận viết bài chống phá đất nước thì Đỗ Ngà là một trong những tên “lành nghề” nhất trong việc sử dụng những trích dẫn “kinh điển”, “tầm chương trích cú”, các số liệu “cập nhật” từ mạng internet cùng những lập luận ngụy trí thức.
          Những lập luận của Đỗ Ngà khi ta xem xét kỹ sẽ thấy đầy rẫy mâu thuẫn. Khi y cho rằng: “… hiện nay các nước dân chủ tiến bộ, họ đặt hết 85% nền kinh tế đất nước trên chân trụ kinh tế tư nhân…”. Thế còn rất nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh đặt hơn 95% (còn nhiền hơn cả mức 85% mà Đỗ Ngà nêu) nền kinh tế đất nước vào tay kinh tế tư nhân mà những đất nước đó vẫn đói khổ, vẫn di cư đến nước khác? Phải chăng với Đỗ Ngà, hắn ta chỉ nhìn thấy những nước tư bản phát triển mà lại “đui mù” khi nhìn về các nước tư bản khác – ở đó kinh tế tư nhân chiếm tuyệt đại đa số mà vẫn lạc hậu, đói khổ?!
          Đỗ Ngà còn bịa đặt rằng: “Đối với chân trụ kinh tế tư nhân đáng lý ra nó phải được nâng niu thì ngược lại, đảng cộng sản lại chèn ép và hạn chế sự phát triển của nó để rồi nó trở thành một cái chân què quặt”. Thực tiễn phát triển của kinh tế tư nhân tại Việt Nam những năm qua đã phủ nhận luận điệu trên của Đỗ Ngà, với sự phát triển mạnh của hàng triệu hộ sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân trong nước, điển hình là các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnh như Vingroup, Công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet…
          Tóm lại, khi suy xét kỹ lưỡng về những lập luận ngụy biện, đánh tráo khái niệm, vu khống trắng trợn cùng những số liệu “cắt đầu, cắt đuôi” của Đỗ Ngà ở trên, chúng ta có thể thấy rõ bộ mặt phản động, xuyên tạc, chống phá của Đỗ Ngà đối với công cuộc Đổi mới đất nước hiện nay. Do vậy, mỗi người dân Việt Nam lương thiện cần tỉnh táo trước những kẻ bịa đặt, xuyên tạc, lập luận xảo trá để chống phá đất nước ta như Đỗ Ngà./.
 Văn Bộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét