Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Những nhận thức sai lệch của cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận chính trị



Lý luận chính trị có vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng nói chung, công cuộc đổi mới đất nước nói riêng. Nhưng hiện nay, còn một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận chính trị, dẫn đến những tác hại khôn lường. “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị...”(1) là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoáivề tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã nêu.
Biểu hiện cụ thể là:
Một là, không nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, hoặc tách rời chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết hoàn bị, khoa học và cách mạng, làm cơ sở cho nhận thức thế giới và đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân và nhân dânlao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm cơ bản về cách mạng Việt Nam, kết quảcủa sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Nhờ có lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng nước ta phát triển từ tự phát thành tự giác; là nền tảng để Đảng ta có đường lối chính trị đúng đắn lãnh đạo quá trình cách mạng.
Không nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của lý luậnchính trị là không hiểu quá trình vận động khách quan của cách mạng Việt Nam, vai trò của lý luận tiên phong và Đảng tiên phong trong quá trình ấy. Cán bộ, đảng viên có nhận thức sai lệch này dẫn đến sẽ “...lười học chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh...”(2) hoặc học (kể cả ở những nơi đào tạo lý luậnchính trị cao cấp) để hoàn chỉnh bằng cấp, đủ điều kiện để được quy hoạch, bổ nhiệm... Việc tách rời chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng ở Việt Nam chỉ cần tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ, thực chất là chưa hiểu nguồn gốc hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, và do đó, cũng chính là, coi nhẹ, thậm chí, phủ nhận cả tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những sai lệch trong nhận thức đó nếu không được khắc phục sẽ khiến cán bộ, đảng viên “Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Hai là, không nhận thức đượcý nghĩa, tầm quan trọng của chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách,pháp luật của Nhà nước.
Chủ trương, đường lối của Đảng là hình thức lãnh đạo cao nhất và tập trung nhất của Đảng đối với Nhà nướcvà xã hội. Chủ trương, đường lối đúng đắn,sáng tạo của Đảng trong công cuộc đổi mới 30 năm qua đã đưa nước ta “đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đườngxây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”(4). Để đạt được điều đó, có vai trò của Nhà nướctrong việc cụ thể hóa chủ trương, đường lốicủa Đảngthành chính sách, pháp luật phù hợp, đượcnhân dân ủng hộ, thực thi.
Cán bộ, đảng viênkhông nhận thức đượchết ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước dẫn đến “... lười học tập... chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước”(5). Do đó, cán bộ, đảng viên sẽ nói và làm không đúng theo nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, thậm chí vi phạm pháp luật và dẫn suy thoái tư tưởng chính trị, “xa rời tôn chỉ, mục đíchcủa Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái”(6).
Ba là, nghiên cứu, học tập lý luận chính trị không gắn với thực tiễn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thống nhất giữalý luậnvới thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông...”(7). Như vậy, cán bộ, đảng viên trong nghiên cứu, học tập lý luậnchính trị mà tách rời thực tiễn là một sai lệch lớn, làm giảm ý nghĩa và tầm quan trọngcủa lý luận chính trị.
Lý luận khoa học phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, bằng con đường tổng kết thực tiễn. Do đó, thực tiễn là cơ sở của đường lối và chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nghiên cứu lý luận, xây dựngđường lối và chính sách là để trả lời những câu hỏi cho phát triển đất nước. Qua thực tiễn để đánh giá sự sát thực của lý luận, hiệu quả lãnh đạo, quản lýcủa Đảng và Nhà nước. Ngược lại, thực tiễn luôn phải được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi lý luận khoa học.
Trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh những thành tựu quan trọng trong đổi mới tư duy lý luận, vẫn còn những hạn chế không nhỏ đối với nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn. Đó là công táclý luận còn lạc hậu trên một số mặt, chưa theo kịp được sự phát triển của thực tiễn đang vận động nhanh chóng, phức tạp; chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đất nước đặt ra. Chất lượng các sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa cao. Lý luận chưa làm tốt chức năng định hướng cho hoạt động thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Công tác lãnh đạo, quản lýcác hoạt động lý luận, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lý luậnchính trị trong nhà trường chậm đổi mới, chưa theo kịp trình độ phát triển và yêu cầu của xã hội.
Các cán bộ, đảng viên trong học tập lý luận chính trị chưa có sự so sánh, liên hệ, vận dụng vào vào thực tiễn đất nước, địa phương; nghiên cứu khoa học chỉ khai thác kinh điển một cách thuần túy, không liên hệthực tiễn để chỉ rõ đượcnhững giá trị lâu bền hay cần bổ sung, thậm chí đã bị thực tiễn vượt qua... Khi thực hiện đường lối, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước, không vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị... để đạt kết quả tốt nhất.
Việc nghiên cứu, học tập, lý luậnchính trị tách rời thực tiễn của cán bộ, đảng viên dẫn đến bệnh kinh nghiệmvà bệnh giáo điều. Kinh nghiệm có vai trò to lớn trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Nhưng, bệnh kinh nghiệmlà nhận thức và hành động nhấn mạnh thuần túy đến kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là tất cả, coi thường và hạ thấp lý luận; tuyệt đối hóa những kinh nghiệm cá biệt, cụ thể, biến chúng thành những kinh nghiệm phổ biến áp dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Bệnh giáo điềulại là nhận thức và hành động tuyệt đối hóa lý luận, coi thường và hạ thấp thực tiễn, áp dụng lý luậnkhông tính đến điều kiện lịch sử cụ thể. Căn bệnh này dễ dẫnđến sai lầm, thất bại trong nhận thức và hoạt động.
Bốn là, không nhận thức được trách nhiệm của hoạt động lý luận chính trị trong đấu tranh tư tưởng.
Đấu tranh tư tưởnglà nhiệm vụ quan trọng của hoạt động lý luậnchính trị. Không thấy hết được trách nhiệm này là làm giảm ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luậnchính trị, nhất là trong điều kiện hiện nay.
Trong hơn 30 năm đổi mới, cán bộ, đảng viên đã góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; chống “diễn biến hòa bình” và những thoái hóa, biến chất trong nội bộ. Nhưng công tác này vẫn còn nhiều hạn chế:thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế, chưa sát thực tiễn và chưa linh hoạt; công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởngcơ hội, những quan điểm mơ hồ sai trái chưa được chú trọng; chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống; phạm vi tác động của công tác tư tưởngcó dấu hiệu bị thu hẹp; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch còn bị động, hiệu quả thấp.
Đấu tranh tư tưởngkhông phải là công việcriêng của Đảng, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của từng cán bộ, đảng viên. Hoạt động lý luậnchính trị không chú ý đến đấu tranh tư tưởnglà bỏ trống “trận địa của mình”, mở đườngcho âm mưu “diễn biến hòa bình”, là “gieo mầm” cho những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Đấu tranh tư tưởngbao gồm nhiều đối tượng, lĩnh vực khác nhau, là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi ngườicán bộ, đảng viênphải hiểu rõ đường lối, chính sáchcủa Đảngvà pháp luật của Nhà nước; vừa có nhiệt tình cách mạng, có bản lĩnh dám đấu tranh, dám chiến đấu với những quan điểm sai trái, phản động để góp phần giữ vững chế độchính trịvà con đườngđi lên CNXH của nướcta.
Để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện đồng bộcác giải pháp, nhiệm vụ sau:
Một là, về nhận thức. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viênvề vị trí, vai tròcủa công tác lý luậnchính trị. Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên trẻ, để nắm vững, nhất trí với các mục tiêu, quan điểm của công cuộc đổi mới, xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, về nghiên cứu lý luận. Cán bộ, đảng viên, tùy cương vị của mình, có trách nhiệm nghiên cứu, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm rõ những giá trịbền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, những vấn đề cần bổ sung và phát triển cho phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại. Đẩy mạnh nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn với triển khai sâu rộng, có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cán bộ, đảng viên, tùy theo vị trí, điều kiện của mình phải tích cực góp phần làm sáng tỏ những nhận thức, quan niệm về CNXH và con đườngđi lên CNXH của nướcta, tập trung vào những vấn đề cấp bách thực tiễn đang đòi hỏi.
Ba là, về giáo dục lý luận chính trị. Nâng cao chất lượng giáo dục lý luậnchính trị trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp trong cả nước. Khắc phục sự lạc hậu của chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tăng cường đào tạo lại, nâng cao trình độ khoa học, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các bộ môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bốn là, gắn lý luận với thực tiễn. Cán bộ, đảng viên góp phần đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận. Coi trọng việc tổng kết thực tiễn trong nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và trong hoạt động của các cấp ủy đảng. Coi tổng kết thực tiễn là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành. Gắn nghiên cứu thực tiễn Việt Nam với tiếp thu và chọn lọc những thành tựu khoa học của nhân loại.
Công tác lý luận chính trị phải góp phần vào giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc, chống chuyển hóa cá nhân, tư tưởng cơ hội thực dụng, ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Cán bộ, đảng viên phải hăng hái, chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Anh Tiến  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét