Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

LUÔN TỈNH TÁO, CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU LỢI DỤNG TỰ DO BÁO CHÍ ĐỂ XUYÊN TẠC ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA



Gần đây, nhiều hãng thông tấn, báo chí nước ngoài và không ít trang web trong và ngoài nước lợi dụng tự do báo chí để xuyên tạc tình hình, vu cáo, bôi nhọ chế độ, nói xấu chế độ, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Điển hình như: đối tượng Nguyễn Trang Nhung với bài viết “Hai động thái mới của chính quyền: một cách hiện thực hóa Dự luật Đặc khu”; blog Dân làm báo, ngày 03/12/2019 các đối tượng cơ hội chính trị đã tán phát bài “Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong năm 2020 do Đảng cộng sản đề ra là gì?”, nội dung xuyên tạc chức năng nhiệm vụ quân đội, bôi nhọ, nói xấu Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng... Những thủ đoạn, mưu đồ chống phá của chúng, trước hết là xuyên tạc khái niệm tự do báo chí; lợi dụng “tự do báo chí” làm cho nhiều người hiểu lầm rằng “tự do báo chí” là một quyền tuyệt đối, không có bất cứ một hạn chế nào. Trên lĩnh vực báo chí, một số đối tượng còn thành lập các câu lạc bộ, các diễn đàn trên mạng dưới chiêu bài “tự do ngôn luận, tự do báo chí” để tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc tình hình, vu cáo, bôi nhọ chế độ, nói xấu chế độ, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
Về khái niệm tự do báo chí, xin được khẳng định lại quan điểm của cộng đồng Quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, năm 1966. Điều 19 quy định như sau:
1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng.”
Như vậy, bên cạnh quyền tự do báo chí, ngôn luận, còn bị hạn chế bởi quy định là: không được vi phạm “quyền, uy tín cá nhân” (người khác); không được làm tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng. Chẳng hạn, một kẻ đưa tin một ai đó có hành vi tham nhũng nhưng không có bằng chứng là vi phạm quyền và uy tín cá nhân; một kẻ đưa tin về một lực lượng quân sự nào đó vi phạm chủ quyền quốc gia, nhưng không có sự thật, làm tổn thương đến quan hệ quốc tế, là vi phạm an ninh quốc gia đó; hoặc có kẻ đưa những hình ảnh về tệ nạn xã hội có thể làm hại đến môi trường văn hóa của một đất nước... Như vậy, cần phải hiểu đầy đủ khái niệm tự do ngôn luận, tự do báo chí cả về nội dung tư tưởng, chính trị và văn hóa.
Ở Việt Nam, thời gian qua, bên cạnh việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Nhà nước Việt Nam đã tập trung xử lý các đối tượng lợi dụng phương tiện này để phục vụ cho mưu đồ chống phá, vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân theo pháp luật Việt Nam, điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Đối với nhiệm vụ chống tham nhũng, Đảng, Nhà nước ta luôn xem báo chí là một lực lượng chính trị quan trọng. Thông qua báo chí, đấu tranh với tệ tham nhũng, đưa ra công luận những vụ việc, cán bộ có hành vi tham nhũng. Đồng thời, phân tích làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, những nguyên nhân từ các quy định trong chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần diệt trừ tận gốc tệ nạn này.
Tự do ngôn luận báo chí đối với các chế độ xã hội và nhà nước là một điều kiện bảo đảm quyền con người. Hơn thế nữa còn là một điều kiện quan trọng để phát triển xã hội về các mặt, từ tư tưởng, chính trị đến kinh tế, xã hội và văn hóa. Một xã hội không có tự do ngôn luận, báo chí, như có người nói - đó là “một xã hội đã chết lâm sàng”. Tự do ngôn luận, báo chí của người dân Việt Nam đã được hiến định bảo đảm bằng một hệ thống pháp luật minh bạch. Chúng ta phải luôn tỉnh táo và cảnh giác. Mọi luận điệu xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của Việt Nam cần phải bị bác bỏ, lên án./.
 ĐÌNH TRÌNH


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét