Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 6, được khẳng định tại Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp... Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Với tính cách “luật cơ bản” của quốc gia, Hiến pháp là cơ sở để xây dựng, ban hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết, các văn bản thuộc hệ thống pháp luật Nhà nước. Như vậy, sự ra đời Luật Báo chí năm 2016 (cũng như các Luật Báo chí ban hành trước đó) đều dựa trên một nội dung quan trọng của Hiến pháp. Nội dung này hoàn toàn tương thích với các điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia ký kết. Như: Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền Liên hợp quốc (Tuyên ngôn) khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm sự tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp và sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận, chia sẻ những ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có biên giới”.
Như vậy, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam cùng Tuyên ngôn, Công ước đều khẳng định quyền tự do ngôn luận của công dân, đồng thời thống nhất nguyên tắc coi thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân phải do “pháp luật quy định”, “phải tuân thủ những hạn chế do luật định”, “có thể bị giới hạn bởi pháp luật”. Vì thế tự do ngôn luận là một quyền hiến định, do Hiến pháp đặt ra và không thể thay đổi. Trong lĩnh vực báo chí, khẳng định quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí là một mặt của vấn đề, phải xây dựng, ban hành các điều luật bảo đảm những quyền này được thực hiện một cách dân chủ, phù hợp với yêu cầu ổn định và phát triển xã hội, có tác động tích cực đến sự phát triển của con người.
Thực tiễn cho thấy, tôn giáo có sự thích ứng về căn bản với Nhà nước trong một giai đoạn nhất định, song cùng với sự phát triển của xã hội có thể phát sinh sự không thích ứng mới đòi hỏi phải có những điều chỉnh. Quá trình thích ứng, tái thích ứng sâu rộng với xã hội XHCN là một tất yếu khách quan trong mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Ngày 23/6/2023, trên trang Blog Đối thoại tán phát bài “Báo chí Việt Nam: Một thế kỷ đi tìm độc lập tự do”; ngày 26/6/2023, trên trang facebook Chân Trời Mới Media, đối tượng Timothy Trinh tán phát bài “Facebook Việt nam sẽ đi về đâu?”, nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực báo chí, truyền thông và những quy định về quản lý, sử dụng mạng xã hội; vu cáo chính quyền vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, phủ nhận giá trị của báo chí cách mạng.
Với âm mưu, thủ đoạn thâm độc, nham hiểm, các thế lực thù địch đã và đang ra sức lợi dụng vấn đề báo chí, tự do ngôn luận làm cái “cớ” để cố tình xuyên tạc, khai thác nhằm chống phá Đảng, chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại giá trị của báo chí cách mạng, tạo tâm lý hoang mang, lo lắng, gây tư tưởng chia rẽ, bạo loạn, đòi tự do lập hội, thúc đẩy “xã hội dân sự” để thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét