Thứ Năm, 20 tháng 7, 2023

KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC CỦA VIỆT NAM NĂM 2022

 Về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Việc công khai, minh bạch và thực hiện trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng có chuyển biến tích cực; kịp thời công bố, công khai, thông tin báo chí về những vụ việc dư luận xã hội quan tâm, kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 14.425 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch (tăng 39,71% so với năm 2021), phát hiện, chấn chỉnh, xử lý đối với 111 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm.

Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét. Việc công khai, công bố, cập nhật các TTHC được thực hiện thường xuyên trên Cổng dịch vụ công quốc gia và các kênh thông tin khác theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, tìm hiểu và thực hiện thủ tục hành chính.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, tổng số lượng giao dịch nội tệ qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt trên 153,14 triệu giao dịch, với giá trị đạt trên 170,54 triệu tỷ đồng (tăng 11,02% về số lượng và 37,07% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2021). Tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống bù trừ điện tử và chuyển mạch tài chính đạt hơn 3.665,42 triệu giao dịch, với giá trị đạt gần 39,09 triệu tỷ đồng.

Theo báo cáo của các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan, năm 2022 có 19 người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng (xử lý hình sự 10 người, cách chức 01 người, cảnh cáo 05 người, khiển trách 03 người). Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã có tác dụng răn đe, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình phụ trách.

Về phòng, chống tham nhũng tại các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo; các bộ, ngành, địa phương chú trọng tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước; đã tuyên truyền, tập huấn cho các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, công ty đại chúng, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán… về các quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố…

Công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Toàn ngành Thanh tra đã triển khai 7.844 cuộc thanh tra hành chính và 195.326 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 79.102,2 tỷ đồng, 10.621,2 ha đất. Qua đôn đốc, các cơ quan chức năng đã thu hồi 114.012,3 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 42,5%), 537,5 ha đất; xử lý hành chính 2.917 tổ chức, 7.498 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 98 vụ, 135 đối tượng; khởi tố 16 vụ, 68 đối tượng.

Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 24.075 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 89,1%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 132,9 tỷ đồng, 122,1 ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 148,9 tỷ đồng, 20,5 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 119 tổ chức, 576 cá nhân; kiến nghị xử lý 547 người; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 32 vụ, 55 đối tượng.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 36.293,5 tỷ đồng,

Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng

Các Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 687 vụ án, 1.439 bị can phạm tội về tham nhũng. Đã kết luận điều tra và đề nghị truy tố 336 vụ/765 bị can; tạm đình chỉ điều tra 34 vụ/50 bị can; đình chỉ điều tra 08 vụ/03 bị can; thay đổi tội danh 04 vụ/02 bị can; nhập vụ án 01 vụ; chuyển Cơ quan điều tra hình sự - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng điều tra theo thẩm quyền 01 vụ/02 bị can…

Công tác thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng: Tổng số phải thi hành là 3.973 việc, tương ứng với 89.609 tỷ 972 triệu đồng; trong đó: số có điều kiện thi hành là 2.739 việc tương ứng với 43.593 tỷ 296 triệu đồng; đã thi hành xong 1.895 việc, tương ứng với 15.989 tỷ 592 triệu đồng (tăng hơn 11.895 tỷ đồng, tương đương tăng 290,51% về tiền so với năm 2021).

Gía trị tự do dân chủ của Chế độ Chủ nghĩa xã hội

Ngay từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định con đường mà cách mạng Việt Nam phấn đấu là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH). Đó chính là con đường mang đến độc lập, tự do, công bằng, dân chủ, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã, đang và sẽ tiếp tục nhất quán, kiên trì xây dựng. Kế thừa và phát triển các quan điểm tiến bộ về dân chủ trong lịch sử tư tưởng nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tác phẩm của Tổng Bí thư đã luận giải, làm sáng rõ, phát triển, hoàn thiện lý luận, thực tiễn vấn đề dân chủ trong xã hội XHCN mà nhân dân ta hướng tới, được thể hiện khái quát ở những nội dung cụ thể sau đây: Trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng ta, đó là “Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam” và “xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét