Thứ Hai, 3 tháng 7, 2023

LOẠI BỎ TƯ TƯỞNG BÀN LÙI

 Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết một năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải “đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, cho rằng nếu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quá mạnh sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí sự sáng tạo”. 

Từ thực tiễn kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua, chỉ đạo của Tổng Bí thư cần được thấm sâu vào từng cấp ủy Đảng và cán bộ, đảng viên để loại bỏ ngay tư tưởng bàn lùi. 

1. Để làm rõ vấn đề này, chúng ta cần phân tích, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua có “quá mạnh” hay chưa? 

Câu trả lời là tham nhũng, tiêu cực đã được đẩy lùi, nhưng vẫn còn nhức nhối, diễn biến phức tạp. Bằng chứng là sau nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn được đưa ra ánh sáng; nhiều cán bộ, kể cả cao cấp phải chịu những hình phạt thích đáng trước pháp luật; nhưng những vụ án mới vẫn xuất hiện với quy mô, tính chất thậm chí còn lớn hơn như các vụ án vẫn còn “nóng” trong dư luận: Vụ Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC, Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số trung tâm đăng kiểm tỉnh, thành phố... Điều đó cho thấy, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không những cần được duy trì mà còn phải thực hiện mạnh mẽ hơn nữa. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, đồng thời là điều mà cử tri và nhân dân mong đợi, yêu cầu. Tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội trước và sau kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, cử tri nhiều nơi trên cả nước đề nghị Trung ương phải tiếp tục đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng, không nghỉ; nhiều ý kiến còn đề nghị tăng khung hình phạt đối với các hành vi tham nhũng. Vì vậy, tư tưởng bàn lùi chắc chắn không phải là “lòng dân” và đương nhiên không phải là “ý Đảng”. Tư tưởng đó chắc chắn chỉ có ở những người chưa hiểu thấu đáo, còn mơ hồ, sợ sệt hoặc đã rơi vào tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thậm chí đã rơi vào trạng thái “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhồi nhét tư tưởng đó cũng chính là chiêu bài của các thế lực phản động, cơ hội chính trị nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, làm lung lay ý chí chiến đấu của cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị. Tham nhũng, tiêu cực là một loại tội phạm; đấu tranh loại trừ tham nhũng, tiêu cực là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, trước hết là của hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên. Hành vi tham nhũng, tiêu cực không những đi ngược lại những giá trị căn bản của xã hội, con người, mà còn là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Những năm qua, nhất là hai nhiệm kỳ gần đây, nhờ loại khỏi bộ máy những “con sâu, con mọt”, mà tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và hiệu lực, hiệu quả hoạt động. 

Nhờ đó, ngay trong bối cảnh cả thế giới khốn đốn do đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành công trong hoạt động đối ngoại của đất nước càng củng cố thêm nhận định này.

2. Cho nên, không những phải loại bỏ tư tưởng bàn lùi, mà chúng ta còn phải bàn tiến, đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Để làm được điều đó, trước hết, các cấp ủy và cả hệ thống chính trị cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm khắc phục triệt để tình trạng nhận thức mơ hồ, méo mó, lệch lạc trước hết là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên về quan điểm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước. Các cấp ủy Đảng phải đưa nội dung này vào sinh hoạt chuyên đề của từng chi bộ để cán bộ, đảng viên thẳng thắn trao đổi, thảo luận, từ đó đi đến thống nhất một quan điểm là phải đấu tranh không khoan nhượng với tệ tham nhũng, tiêu cực.

Các cấp ủy tổ chức Đảng cần tổ chức nghiêm túc việc nghiên cứu, học tập tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”. Đây là cẩm nang hội tụ những giá trị sâu sắc, thuyết phục về lý luận và thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta. Nghiên cứu tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, đảng viên được trang bị nhận thức đúng đắn và bản lĩnh chính trị để hành động tự tin, trách nhiệm trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trước mắt và lâu dài.

Đồng thời, các cấp, các ngành cần tập trung thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TƯ ngày 9-11-2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả; đồng thời, xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; xây dựng văn hóa liêm chính... Tất cả phải hướng tới mục tiêu để hình thành cơ chế mà trong đó cán bộ không dám, không thể, không cần và không muốn tham nhũng.

Trước mắt, các cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung loại bỏ những biểu hiện làm “cầm chừng”, “phòng thủ”, “che chắn”, giữ an toàn, khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai không dám làm; sớm có cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm...


Nhờ đó, ngay trong bối cảnh cả thế giới khốn đốn do đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành công trong hoạt động đối ngoại của đất nước càng củng cố thêm nhận định này.

2. Cho nên, không những phải loại bỏ tư tưởng bàn lùi, mà chúng ta còn phải bàn tiến, đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Để làm được điều đó, trước hết, các cấp ủy và cả hệ thống chính trị cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm khắc phục triệt để tình trạng nhận thức mơ hồ, méo mó, lệch lạc trước hết là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên về quan điểm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước. Các cấp ủy Đảng phải đưa nội dung này vào sinh hoạt chuyên đề của từng chi bộ để cán bộ, đảng viên thẳng thắn trao đổi, thảo luận, từ đó đi đến thống nhất một quan điểm là phải đấu tranh không khoan nhượng với tệ tham nhũng, tiêu cực.

Các cấp ủy tổ chức Đảng cần tổ chức nghiêm túc việc nghiên cứu, học tập tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”. Đây là cẩm nang hội tụ những giá trị sâu sắc, thuyết phục về lý luận và thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta. Nghiên cứu tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, đảng viên được trang bị nhận thức đúng đắn và bản lĩnh chính trị để hành động tự tin, trách nhiệm trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trước mắt và lâu dài.

Đồng thời, các cấp, các ngành cần tập trung thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TƯ ngày 9-11-2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả; đồng thời, xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; xây dựng văn hóa liêm chính... Tất cả phải hướng tới mục tiêu để hình thành cơ chế mà trong đó cán bộ không dám, không thể, không cần và không muốn tham nhũng.


Trước mắt, các cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung loại bỏ những biểu hiện làm “cầm chừng”, “phòng thủ”, “che chắn”, giữ an toàn, khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai không dám làm; sớm có cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm...

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đang hoàn thiện để sớm ban hành Chỉ thị về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong xử lý công việc của các cấp ủy, địa phương, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội”. Cùng với các chỉ đạo kiên quyết của Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khi đưa hơn 60 vụ án, vụ việc vào diện theo dõi kể từ khi thành lập đến nay, đây là sự cụ thể hóa chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư bằng những việc làm thiết thực, quyết tâm loại bỏ tư tưởng bàn lùi./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét