Thứ Năm, 20 tháng 7, 2023

NHẬN DIỆN ÂM MƯU LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO GÂY BẤT ỔN Ở TÂY NGUYÊN

 Tây Nguyên gồm 5 đơn vị hành chính cấp tỉnh, với diện tích 54.451,5km2, có đường biên giới với Lào và Campuchia. Trên địa bàn có 54 dân tộc cùng sinh sống, dân số khoảng 5,7 triệu người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 33%. 

Địa bàn Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là một trong những trọng điểm các thế lực thù địch tập trung chống phá trong chiến lược "Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, ly khai. 

Âm mưu cơ bản, lâu dài của chúng là tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc đòi ly khai, tự trị, thành lập cái gọi là "Nhà nước Đêga” hoặc "Nhà nước Đêga Cao nguyên” ở Đông Dương, tách Tây Nguyên ra khỏi đại gia đình các dân tộc và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; biến địa bàn Tây Nguyên thành khu vực mất ổn định, vùng "tự trị”, tiến tới thành lập "nhà nước độc lập”; tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số ở những khu vực khác hình thành nhiều "điểm nóng xung đột”, tạo cớ để chúng can thiệp, hòng làm mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Thực hiện âm mưu trên, chúng đã và đang tiến hành nhiều thủ đoạn hoạt động chống phá rất thâm độc và xảo quyệt, vừa công khai, vừa bí mật, cả trực tiếp và gián tiếp, hết sức ráo riết đối với Tây Nguyên. Đó là: (1). Thực hiện chính sách "chia để trị”, đòi thành lập "Nhà nước Đêga” độc lập; (2). Vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở nước ta, kích động đồng bào chống đối chính quyền; (3). Lợi dụng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta để tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, nhất là đạo "Tin lành Đêga” nhằm "tôn giáo hóa” các vùng dân tộc; (4). Lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo, đầu tư phát triển kinh tế xâm nhập vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền, xây dựng lực lượng, hỗ trợ, chỉ đạo các hoạt động chống phá, gây mất ổn định, tạo cớ can thiệp; (5). Tuyên truyền, xuyên tạc những vấn đề lịch sử để lại để chia rẽ đồng bào các dân tộc thiểu số với người Kinh; (6). Tìm cách mua chuộc, lôi kéo những người có uy tín trong cộng đồng các tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số; cài cắm người vào hệ thống chính trị các cấp của ta để chống phá; (7). Triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, Internet và mạng xã hội để liên lạc, chỉ đạo trực tiếp, tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Hiện nay, tình hình kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh ở Tây Nguyên còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; vấn đề di cư tự do tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững; tư tưởng ly khai tự trị và ngộ nhận về "Nhà nước Đêga” vẫn tồn tại trong một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số và sẵn sàng trỗi dậy khi bị kích động, v.v. 

Để phòng, chống hiệu quả âm mưu và những thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn Tây Nguyên, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động để mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo hiểu rõ và nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới. Đây là giải pháp cơ bản nhằm đưa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các luật, pháp lệnh, nghị định của Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo vào cuộc sống. 

Hai là, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, tôn giáo. Đây là giải pháp có ý nghĩa nền tảng để vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng những vấn đề khó khăn trong đời sống của đồng bào để chống phá. 

Ba là, tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tích cực nghiên cứu, đề xuất, bổ sung và ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức điều hành, hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng theo hiến chương, điều lệ của giáo hội và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Thường xuyên chủ động, nắm chắc tình hình hoạt động của các tôn giáo, tạo điều kiện cho các chức sắc, chức việc, tín đồ hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật. 

Bốn là, tiếp tục củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, trọng tâm là nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chính quyền cơ sở, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo vững mạnh về mọi mặt. Để làm được điều đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ, nhất là ở cấp xã có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhiệm chức vụ được giao; thường xuyên bám nắm cơ sở, thực sự sát dân, hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, phát huy sức dân đồng lòng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. 

Đồng thời, tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức cho cơ sở ở 

Cùng với đó, cần chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gây bạo loạn, ly khai trên địa bàn; triển khai có hiệu quả các biện pháp chống biểu tình, bạo loạn; làm tốt công tác kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các phương án bảo vệ an ninh ở địa phương, cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động phòng, chống có hiệu quả các hoạt động tình báo, gián điệp của địch, củng cố trận địa an ninh nhân dân vững mạnh, làm cơ sở, chỗ dựa vững chắc cho đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn gây bạo loạn, ly khai của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét