Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Ý THỨC CÔNG DÂN VÀ CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026

 


Nhân dân - với tư cách là chủ thể của quyền lực chính trị - cần nhận thức và hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa trọng đại của cuộc bầu cử để thực hiện tốt trách nhiệm công dân của mình. Trách nhiệm được hiểu là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với  những việc làm đó. Hiểu theo nghĩa đó, trách nhiệm công dân luôn gắn liền với ý thức công dân. Muốn đất nước phát triển văn minh, tiến bộ thì mỗi công dân cần phát huy ý thức công dân của mình, gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động do Nhà nước đề ra, phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Trong cuộc bầu cử, ý thức công dân thể hiện ra là sự hiểu biết về quyền dân chủ, là ý thức về trách nhiệm của người dân đối với vận mệnh tương lai của đất nước thông qua việc tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để cuộc bầu cử thật sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong ngày bầu cử. Về phía công dân phải có trách nhiệm với lá phiếu của mình, phải suy tư, tìm hiểu, lựa chọn một cách cẩn thận những người có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ để bầu họ đại diện cho mình thực thi quyền lực nhà nước. 

Để thể hiện ý thức công dân và thực hiện tốt quyền công dân theo Hiến pháp quy định, trong đợt bầu cử sắp tới mỗi người dân yêu nước cần làm những việc sau:

Thứ nhất, phải nhận thức được tầm quan trọng của việc đi bầu cử  là một quyền chính trị rất quan trọng mà những ai có tư cách công dân và đủ 18 tuổi trở lên mới có.

Thứ hai, công dân không bắt buộc phải hiểu biết hết tất cả các quy định của pháp luật về bầu cử nhưng phải nắm vững được nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” bởi vì nguyên tắc này thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta.

Thứ ba, công dân phải góp phần cùng với Nhà nước tuyên truyền về cuộc bầu cử và vận động những người thân trong gia đình mình tích cực tham gia đi bầu. 

Đi bầu cử chính là hành vi yêu nước./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét