Sau các chiến
dịch và các đợt chiến đấu tạo thế (bắt đầu từ ngày 9/4 đến ngày 26/4), ta đã
bao vây áp sát Sài Gòn trên năm hướng: hướng
Bắc là Quân đoàn 1, Tây Bắc là Quân đoàn 3; Đông là Quân đoàn 4 và 2; Tây Nam
là Đoàn 232; Nam là lực lượng chủ lực Quân khu 8; một số đơn vị đặc công và
biệt động đã đứng được ở ven và nội đô. Đúng 17 giờ ngày 26/4 chiến dịch bắt
đầu, trước tiên ở hướng Đông và Đông Nam. Từ ngày 26 đến ngày 28 ta chọc thủng
tuyến phòng thủ vòng ngoài, đập tan sự chống cự của các sư đoàn địch; chiều
ngày 28, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn mất hiệu lực chỉ huy, địch rối loạn
về chiến lược. Ngày 29 ta tổng công kích trên toàn mặt trận, tiêu diệt các lực
lượng địch ngăn chặn, phản kích, chiếm tuyến ven đô.
Sáng ngày
30/4/1975, ta thọc sâu vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu theo kế hoạch; 11giờ
30 phút chiếm và cắm cờ trên Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các của Ngụy quyền
VNCH, Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cùng với
đòn tiến công quân sự, nhân dân nội, ngoại thành Sài Gòn đã nổi dậy giành chính
quyền ở 107 điểm. Nắm thời cơ chiến lược, ngày 1/5 ở đồng bằng sông Cửu Long,
các quân khu 8 và 9 đã đồng loạt tiến công và nổi dậy tiêu diệt và làm tan rã
toàn bộ lực lượng còn lại cuối cùng của ngụy quân, giải phóng hoàn toàn miền
Nam.
Chiến dịch Hồ
Chí Minh là sự khẳng định hùng hồn về sự trưởng thành vượt bậc của nghệ thuật
quân sự Việt Nam, trong chiến tranh nhân dân và chiến tranh tổng lực. Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tập trung cao độ tâm sức và trí tuệ cho
việc nắm bắt và phân tích tình hình, đề ra những chủ trương, quyết sách chiến
lược tối ưu và đúng đắn nhất, tiến tới giành thắng lợi toàn diện cho đất
nước...
Như một bức
tranh hoành tráng, xe pháo và tàu thuyền đủ loại, bộ đội, du kích, văn nghệ sỹ,
dân công và thanh niên hỏa tuyến... theo những ngả đường tấp nập cả dân tộc từ
Bắc chí Nam đang hành quân, hậu phương đang dốc toàn lực ra tiền tuyến, nửa
miền Nam vừa được giải phóng cũng góp sức vào chuẩn bị giải phóng nửa còn lại
đang tạm thời trong vòng khổ đau.
Có những
người lính chỉ còn vài khắc nữa thôi sẽ được thấy lá cờ Giải phóng bay trên nóc
Dinh Độc Lập. Máu và nước mắt đã đổ quá nhiều cho Ngày Độc lập – Một ngày mà cả
dân tộc chờ đợi cả 20 năm. Ngày 30/4 – Ngày Giải phóng – Ngày Tết Thống nhất
của dân tộc.
Văn
Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét