Xuyên tạc các chủ trương lớn của Việt Nam, trong đó có hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, những giọng điệu bôi nhọ, những hành động chống phá càng trở nên phổ biến. Từ tụ tập gây sức ép nhằm cản trở nỗ lực mở rộng quan hệ đa phương trong các chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo cấp cao cho đến bóp méo thông tin trong các lĩnh vực như kinh tế, quyền con người… tạo nên những hình ảnh sai lệch về Việt Nam. Hay đưa ra những thông tin trái ngược với đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước nhằm gây hoang mang trong nhân dân.
Trong hàng nghìn năm, đối ngoại đã được dùng để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh, hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất. Trong những năm tháng cách mạng. Mặt trận ngoại giao đã luôn đóng vai trò trọng yếu góp phần tạo nên những thắng lợi hết sức cho sự nghiệp đối nội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khi hòa bình lập lại, đối ngoại đã trở thành một mặt trận, tạo lối, mở đường, từng bước phá thế, bị bao vây, cấm vận, khơi thông quan hệ với nhiều đối tác, mở ra cục diện mới cho công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Những thành tựu sau 37 năm đổi mới đã khẳng định sự đúng đắn của việc xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao của riêng Việt Nam: Kiên định, nhưng linh hoạt, vừa đảm bảo vai trò, vị thế của đất nước nhưng vẫn xử lý hài hòa được các mối quan hệ với các đối tác, đảm bảo những điều kiện nhất cho phát triển đất nước.
Vẫn có những luận điệu cho rằng trong bối cảnh phức tạp trên thế giới hiện nay, Việt Nam đang ngả theo nước này, chạy theo nước kia để được an toàn, phát triển.
Nhưng thực tế lại cho thấy hầu hết nguyên thủ của tất cả các nước lớn trên thế giới đều đã đến Việt Nam. Thậm chí nhiều lãnh đạo các nước còn chọn Việt Nam là điểm công du đối ngoại đầu tiên sau khi nhậm chức để đưa ra thông điệp mong muốn tăng cường hợp tác./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét