Sau khi Đảng ta đưa ra quan niệm
về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để nhận dạng, ngăn chặn xu hướng vận động
tiêu cực trong nội bộ một số tổ chức đảng và đấu tranh với những biểu hiện suy
thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng
viên và nhân dân, các thế lực thù địch đã ra sức tuyên truyền, chống phá khi
chúng cố tình đánh đồng khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với “đổi mới”.
Dù
rằng về mặt triết học, "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa" và đổi mới đều là sự vận động của xã hội. Nhưng nếu đồng nhất
hai xu hướng này trong mọi điều kiện cụ thể, ví như trong đường lối đổi mới của
Đảng ta là sự phiến diện, là thủ đoạn chính trị của các thế lực phản động.
Thực chất, đổi mới theo quan niệm của Đảng ta, là
quá trình vận động, phát triển từ thấp đến cao, từ xấu sang tốt, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện. Đổi mới không phải là sự phủ định sạch trơn, mà là tiếp
thu có chọn lọc những thành tựu nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản như
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý để phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững.
Đổi mới phải tiến hành đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, quốc phòng an ninh; cả tư duy, tổ chức cán bộ, phương pháp lãnh đạo
và phong cách công tác. Đổi mới nhưng phải kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Tự diễn biến, tự chuyển hóa là sự thay đổi
ngay từ bên trong nội bộ, sự thay đổi theo chiều hướng từ tốt thành xấu, từ
tích cực sang tiêu cực. Ở phạm vi tổ chức, là những thay đổi tầm vĩ mô về đường
lối, chủ trương, chính sách, làm thay đổi bản chất chính trị, thậm chí làm suy
yếu và tan rã tổ chức. Ở cấp độ cá nhân, là sự thay đổi về nhận thức chính trị,
xã hội, quan điểm, tư tưởng, phong cách theo hướng tiêu cực.
2. Vì sao không thể đánh đồng giữa “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” với “đổi mới’?
Trước hết, là sự khác biệt về bản chất.
“Tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” là sự chuyển biến theo chiều hướng từ tốt sang xấu, từ tích cực
sang tiêu cực, từ tin tưởng, làm theo đến chống đối, phá hoại. Đó là các nhận
thức và hành động đi ngược với lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân.
Điều này đã được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ rõ 27 biểu hiện để nhận
diện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
“Đổi mới”, chính
là sự vận động từ xấu chuyển thành tốt, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, là
xóa bỏ mô hình cũ lạc hậu, xây dựng mô hình mới tiến bộ, phù hợp, vì lợi ích quốc
gia, dân tộc và nhân dân.
Khác
nhau về phạm vi tác động.
“Tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” không bao trùm mọi mặt, mọi lĩnh vực, ở tất cả các tổ chức và cá
nhân, mà chỉ diễn ra trong nội bộ một bộ phận tổ chức đảng, một vài cán bộ, đảng
viên và nhân dân.
“Đổi mới” diễn
ra rộng khắp, bao trùm mọi lĩnh vực, thậm chí xảy ra ở cả các đối tượng tự diễn
biến, tự chuyển hóa (Đó là hình thức, phương thức biểu hiện tinh vi, xảo quyệt
hơn). Vì vậy, “đổi mới” bao trùm cả sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây là
những xu hướng vận động tiêu cực nằm trong dự báo của Đảng ta, đó là quá trình “đổi
mới” sẽ không tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm, có thể bị kẻ địch kích động,
chống phá để tạo ra “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ tổ chức đảng,
cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đối
lập nhau về mục đích.
“Đổi mới” là quá
trình để tìm tòi những mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả, sáng tạo nhằm cải
biến cái cũ, cái lạc hậu theo chiều hướng tích cực. Ở phạm vi kinh tế - xã hội
là sự thay đổi theo hướng tích cực của mô hình phát triển nhằm tiến tới mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
“Tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” là sự thay đổi từ bên trong, do sự chuyển hóa, biến đổi từ tốt sang
xấu, là thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta của các thế lực
thù địch, nhằm mục đích lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chuyển hướng
Việt Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Cuối cùng, kết quả tạo ra của hai xu hướng này là hoàn
toàn trái ngược nhau.
Từ những phân
tích trên, có thể thấy rằng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tất yếu dẫn đến diệt
vong của chế độ, mà thực tế sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
và Liên Xô cuối những năm 80 đã chứng minh. Ngược lại, kiên định đường lối “đổi
mới” đúng đắn, sáng tạo sẽ thu được thành công như Lào, Việt Nam, Trung Quốc.
Như vậy, giữa “đổi
mới” với “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có sự khác biệt, thậm chí đối lập
nhau. Nhưng, bọn thù địch phản động cố tình không hiểu điều đó, chúng cho rằng
giữa “đổi mới” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có sự tương đồng nhau; suy diễn
chữ “tự” ở đây là vấn đề xuất phát từ chính nội bộ Đảng chứ không có sự tác động
nào từ bên ngoài. Thậm chí chúng còn vịn vào điều kiện lịch sử khi đất nước bị
chia cắt để “vẽ” ra luận điểm “dân tộc đa nguyên – chính trị nhất nguyên” để luận
giải cho nguyên nhân nội tại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây là sự
đánh tráo khái niệm vô cùng nguy hiểm và tinh vi, xảo quyệt, nếu chúng ta không
tỉnh táo, kịp thời nhận diện sẽ rơi vào con đường phản động, chống phá, trở
thành những con bài tích cực trong tay bọn cơ hội, phản động./.
Nhất huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét