Dòng người đổ về Điện Biên những ngày này là sự tìm về để tri ân. Tìm về cũng là để hiểu hơn một chiến tích lẫy lừng với bao xư.ơng m.áu của các anh hùng li.ệt s.ĩ; bao mồ hôi công sức của toàn dân, toàn quân.
Về Điện Biên để thấm thêm một chân lý đã trở thành khái niệm không thể tách rời suốt hơn nửa thế kỷ qua: Tinh thần Điện Biên Phủ-Tinh thần Việt Nam! Về Điện Biên cũng là sự trở về với những câu chuyện của ký ức, của phận người. Trong ký ức ấy, trong định mệnh ấy, có một người quốc tịch Pháp tên Daigné Hervé, nhận sứ mệnh của dòng họ Hervé và món nợ gia đình suốt 65 năm qua, giờ mới chính thức vượt hơn 10.000km tới Điện Biên Phủ để viết nên một cảm xúc rất Việt Nam. Ông không nhìn thấy “cánh rừng sân bay Mường Thanh” nữa, và cũng không có bất kỳ gì ngoài thông tin ít ỏi là tên người cha-cựu lính Pháp đồn trú tại Mường Thanh và cái ngày định mệnh (4-5-1954) người cha của ông vĩnh viễn nằm lại cánh rừng “bảo vệ sân bay” đó.
Mắt ông nhòe đi vì vô vọng! Mắt ông nhòe đi vì tấm lòng của người dân Việt Nam, người dân Điện Biên Phủ! Họ không hề coi ông là “qu.ân th.ù” như ông từng xác định tư tưởng, và hoàn toàn chấp nhận nếu có thế! Thông qua cô hướng dẫn viên người Việt, ông nhận được cả trăm cái bắt tay cảm thông, hàng chục cái ôm, cái vỗ vai chia sẻ. Mắt ông nhòe đi vì tất cả, cả hình bóng người cha chưa từng thấy một lần, cả cho một Điện Biên tươi đẹp không còn quá nhiều dấu tích t.àn ph.á của người Pháp! Mắt ông nhòe đi cũng là vì lòng mình bớt nhiều phần day dứt về những gì cha ông, dân tộc ông đã làm, đã gieo rắc lên mảnh đất vốn hiền hòa và thân ái này.
Nơi cha của ông nằm xuống, theo rất nhiều nhân chứng, giờ đã là bát ngát lúa, bát ngát cây trái, hoa màu. Một thứ cảm xúc mang gam màu ấm nóng cứ xâm lấn trong tâm tư Daigné Hervé suốt dọc chiều dài đường đất, từ thành phố Điện Biên Phủ đến Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, rồi đồi A1, hầm Đờ-cát, Bảo tàng Chiến thắng, và cuối cùng là Ng.hĩa tr.ang A1. Trước mỗi “hiện vật” dù là nấm m.ồ trắng lạnh của các “chiến sĩ bên kia” hay bức hình bộ quân phục b.ết m.áu của lính Pháp bên cạnh những chai rượu nằm ngổn ngang trên cỏ... ông đều đứng lặng đi và lau nước mắt. Nơi ông đứng lâu nhất là ở giữa cánh đồng Mường Thanh xao x.ác gió tháng tư. Thôi thì đành vậy! Ông lẩm nhẩm vừa đủ cho người đi cạnh nghe: Âu cũng là số phận, là ký ức của một “bản nhạc” buồn. Giờ cha ông được bao bọc trong hương trời, hương cỏ, hương lúa và gió sương giống y chang những vùng nông thôn nước Pháp, lòng ông nguôi ngoai phần nào.
Cái sứ mệnh tìm người sau hơn nửa thế kỷ, thật chẳng gì nghiệt ngã hơn. Thế nhưng, sự nghiệt ngã ấy đâu chỉ với riêng ông-người ngoại quốc đến từ nơi xa hơn 10.000km? Trong dòng người hối hả về Điện Biên có một cựu chiến binh Việt Nam trạc tuổi ông, cũng có “hành vi” giống ông, đó là thỉnh thoảng lại đưa khăn lên chấm hai khóe mắt. Người cựu binh ấy cũng xăm xoi từng lùm cây, bụi cỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét