Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

THIỆN NGUYỆN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

 


Khi bão lũ quần đảo và cô lập các tỉnh miền trung, chúng ta nhận ra được những điều cần phải suy ngẫm.

1. Khi khó khăn hoạn nạn, tấm lòng con người Việt Nam nở rộ những bông hoa ấm áp, chân tình. Phong trào lá lành đùm lá rách dường như không phát mà động. Mạng xã hội đã làm tốt được một điều là lan tỏa những mất mát, khó khăn động lòng người để từ đỏ không ai bảo ai, mà mọi người tự nhìn nhau, tự động viên nhau, tự chung tay vì đồng bào mình. Và đó cúng là biểu tưởng của sức mạnh Việt Nam.

2. Cũng trong đợt lũ lụt vừa qua, người làm cán bộ địa phương nói chung và chính mỗi chúng ta những người làm thiện nguyện cần có những soi xét lại chính mình.

- Vì sao, những người làm tình nguyện, giúp đỡ nhân dân lại không liên hệ với chính quyền địa phương để thông qua đó giúp đỡ các gia đình. Rõ ràng đâu đó nhiều người vẫn chưa thực sự tin vào đội ngũ cán bộ. Đa số cán bộ đều tốt, đều lo cho dân, nhưng đâu đó còn có những người tâm không chính, đức không trong dẫn đến làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân vào cả một hệ thống. Vì vậy, mỗi người làm cán bộ phải nghiêm khắc soi xét và tu dưỡng chính mình.

- Những người làm thiện nguyện, giúp đỡ đồng bào, ta chưa nói giúp nhiều hay ít, là tiền bạc hay vật chất. Nhưng sự tự phát, thậm chí có những người nói rõ không cần qua một cấp ngành nào mà chỉ tự tổ chức, tự mình thực hiện trực tiếp với nhân dân thể hiện sự không hợp lý trong cách thức thực hiện. Bởi như chúng ta đã biết, người cán bộ là những người tiêu biểu về phẩm chất đạo đức nhưng họ càn bị thoái hóa biến chất, huống chi trong hàng triệu người dân người tốt, kẻ xấu ta đâu dễ gì phân biệt. Vì vậy thực tế, nhiều đoàn thiện nguyện đã bị lừa dụ, bị lợi dụng. Nhiều người lợi dụng tình hình bão lũ, khốn khó để chuộc lợi cho bản thân cũng không hề ít. Chỉ có chính quyền địa phương họ mới hiểu rõ tình hình nhân dân, người tốt, kẻ xấu, và mới đủ khả năng hướng dẫn chúng ta, mới là những người sợ nhất dư luận và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước mọi cấp mà người đi làm thiện nguyện không dựa vào thì đó là một sai lầm.

3. Cần có suy nghĩ về vận động ủng hộ: Khi các cấp, các ngành, các tổ chức, nhà trường, địa phương đều ủng hộ thì sẽ có những sự chồng chéo trong vấn đề tham gia ủng hộ. Một số đơn vị vận động ủng hộ nhưng lại không phải là hình thức tự nguyên. Một số đơn vị tự nguyện nhưng khi quần chúng ủng hộ ít lại có những hành xử không tốt với họ để lại những bức xúc trong quần chúng.

4. Bộ mặt của những kẻ tha hóa về đạo đức, nhân cách bị quạ tha, lương tâm trách nhiệm ngay khi sinh ra cha mẹ chúng đã đem đổ xuống sông, xuống cống lòi ra.

- Đó là những kẻ lợi dụng khó khăn, khốn khổ của các địa phương để viết bài xuyên tác, chia rẽ nhân dân với chính quyền. Xuyên tạc ngay cả những người con Việt Nam hi sinh vì nhiệm vụ phòng chống thiên tai.

- Đó là những kẻ lợi dụng lũ lụt, lòng thương người của người dân Việt Nam để làm lợi ích cho mình như đòi tiền chở đoàn thiện nguyện đi cứu trợ với giá cao, lợi dụng cứu trợ để xin hàng tích trữ cho mình.

- Đó là những anh hùng bàn phím, ngồi trong xó nhà để phán các vấn đề về phòng chống thiên tai, bão lụt của các cấp, các ngành và về công tác của các đoàn thiện nguyện mà không hiểu gì về các vấn đề đó.

Chính vì vậy, khi chúng ta lên mạng chia sẻ các bài viết, bình luận các vấn đề cần xác minh rõ đúng sai trong đó, tích cực đấu tranh vạch trần những âm mưu, thủ đoạn phá hoại. Khi tổ chức các hoạt động quyên góp, thiện nguyện cần chú ý đến các quy định của Pháp luật, cần lưu ý đến tâm tư tình cảm của mọi người dân và khi tiến hành phải phối kết hợp với các cấp ngành địa phương, vừa bảo đảm khách quan, đến đúng đối tượng, vừa phát huy được vai trò của quần chúng./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét