Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

MỌI NỖ LỰC HẠ THẤP HỒ CHÍ MINH ĐỀU LÀ PHI LÝ

 

          Cuối tháng 8/2020, Jeff LeTourneau, Phó chủ tịch Đảng Dân chủ tại quận Cam, bang California, Hoa Kỳ đã viết dòng trạng thái ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh trên trang cá nhân. Cụ thể, ông Jeff LeTourneau cho rằng chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có công lớn trong việc giải phóng một quốc gia nghèo đói, đưa nhân dân Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của các lực lượng hùng mạnh nhất thế giới. Bài đăng của ông nhanh chóng bị xóa đi mà không rõ nguyên nhân nhưng vẫn đã được nhiều người chụp lại và và gây ra một sự rúng động không hề nhẹ đối với một bộ phận cộng đồng người gốc Việt tại quận Cam.

          Và nhằm phản đối những phát ngôn của ông Jeff LeTourneau, nhiều cuộc biểu tình nhỏ đã nổ ra cả ngoài đời và trên mạng. Khoảng 3 ngày sau, ông Jeff LeTourneau đã viết đơn từ chức. Trong đơn thư gửi đến cộng đồng người gốc Việt tại quận Cam, ông viết rằng đã thấu hiểu những thiệt hại mà chế độ độc tài do Hồ Chí Minh gây ra cho người dân gốc Việt tại đây. Trong chương trình Voice of OC, ông Jeff LeTourneau tái khẳng định rằng ông thực sự đánh giá cao chủ tịch Hồ Chí Minh vì đã đưa đất nước khỏi chế độ thực dân và việc bị chiếm đóng, mặc cho điều kiện bấy giờ tại Việt Nam là thiếu thốn.

“Đừng để ai đó nói bạn không làm được những điều vĩ đại chỉ vì bạn không có văn phòng, không có tiền bạc… đừng để ai nói rằng bạn không thể là một nhà lãnh đạo” - Ông Jeff LeTourneau nói thêm.

             Tháng 11/2018, Cựu Thủ tướng Pháp Édouard Philippe đã viết những dòng viết nói về chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Sự khắc khổ và thanh thản toát ra từ nơi làm việc của ông Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần lao động, sự bình tĩnh, kiên trì, quyết tâm phục vụ các kế hoạch của Nhà nước”. Những dòng viết này nhận được nhiều chỉ trích tại Pháp, chủ yếu từ một bộ phận người gốc Việt, giáo sư Stéphane Courtois cho rằng Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm cho hàng trăm ngàn người Việt Nam thiệt mạng tại hai cuộc chiến với Pháp và Mỹ, ngoài ra, giáo sư này còn nói rằng chính Hồ Chí Minh đã lập ra chế độ độc tài tại Việt Nam.

            Giáo sư này còn lớn tiếng cho rằng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản thực hiện nô lệ hóa người dân Việt qua việc chiến đấu chống Pháp và Mỹ. Điều buồn cười là giáo sư này cho rằng chủ tịch Hồ Chí Minh bất tuân theo hiệp định Genève, từ chối bầu cử tự do tại miền Bắc Việt Nam và không quan tâm đến yêu cầu đòi độc lập của miền Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, sự thực thì chính phía Mỹ và phe Việt Nam Cộng Hòa mới là những người chủ đích phá vỡ hiệp định. Tờ NYTimes cho biết, Tổng thống Eisenhower nhận thấy khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành, còn đối thủ mà Mỹ ủng hộ là Ngô Đình Diệm lại đang ở trong một viễn cảnh “no hope”. Phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tự tin vào một chiến thắng cho toàn dân tộc bằng bầu cử hòa bình thông qua việc chấp nhận sự xuất hiện của các giám sát viên quốc tế. Nhưng 7/1956, Ngô Đình Diệm bác bỏ toàn bộ các cuộc thảo luận dẫn đến bầu cử.

            Allen Dulles - một nhà lãnh đạo của CIA, đã gửi lời tiên đoán rằng Hồ Chí Minh sẽ chắc chắn thắng được cuộc bầu cử sắp tới vì được nhân dân Việt Nam và các quốc gia phương Tây ủng hộ. Từ đó, Tổng thống Mỹ Eisenhower quyết định “lật kèo”, hậu thuẫn Chính phủ Ngô Đình Diệm, từ chối tham gia vào Tổng tuyển cử hai miền. Học giả Cecil B. Currey cho rằng mặc dù biết Chính phủ Ngô Đình Diệm không hề dân chủ, nhưng họ...kệ.

Năm 2014, tờ báo rác rưởi hàng đầu nước Anh là Daily Mail đã đưa một bản danh sách những nhà độc tài khát máu nhất trong lịch sử nhân loại. Trò hề ở đây là tờ báo này đưa tên chủ tịch Hồ Chí Minh vào một bản danh sách có Hitler và Polpot… Luận điểm của tờ này cho rằng Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm cho hàng trăm ngàn cái chết vô ích trong hai cuộc chiến đấu với Pháp và Mỹ, bên cạnh đó là hàng chục ngàn người Việt thiệt mạng trong cuộc cải cách ruộng đất.

           Nhưng, cuộc chiến đấu chống Pháp và Mỹ không phải là hai cuộc chiến tranh vô nghĩa. Tất cả những người Việt đã hy sinh trong những cuộc chiến đó đều là tự nguyện. Trong suốt những năm tháng chiến tranh, người Pháp và người Mỹ chưa từng có bất cứ bằng chứng nào về việc Hồ Chí Minh và phía Bắc Việt bắt ép người dân phải ra trận. Thực tế, Hồ Chí Minh luôn ưu tiên phương án bầu cử hòa bình, đó cũng là nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, nhưng điều đó lại không diễn ra, bắt buộc người Việt phải chọn cách chiến đấu. Trong khoảng 20 năm chống Mỹ, Hồ Chí Minh không ít lần bày tỏ thiện chí đàm phán hòa bình, nhưng đáp lại những điều đó, lại là tiếng bom đạn.

Tại cuộc cải cách ruộng đất, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ là người làm công tác tư tưởng và phát động, còn trưởng ban chỉ đạo là Tổng Bí thư Trường Chinh. Từ phía Nhà nước, chủ nhiệm là Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thực tế, thì cuộc cải cách ruộng đất có những thất bại nặng nề, nguyên nhân đến từ việc thù hẳn giai cấp tồn tại từ từ thời Pháp thuộc, đội ngũ thi hành thiếu kiến thức, đội ngũ nông dân thi hành đấu tố bừa bãi. Một trong những quy định trọng yếu nhất trong cuộc cải cách ruộng đất là “nghiêm cấm việc tiến hành bắt giữ và giết hại trái phép, nghiêm cấm đánh đập, tra tấn hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác" đã bị đội ngũ cán bộ cơ sở bỏ qua. Vì thế, việc dùng cải cách ruộng đất nhắm vào Hồ Chí Minh là điều không chính xác.

            Trong bối cảnh Việt Nam nát bét dưới sự đô hộ của thực dân, đế quốc, người dân Việt Nam - đa phần là nông dân, mong muốn hòa bình một cách cháy bỏng, mà nhìn quanh lúc đó, không có bấ t cứ ai có thể đứng đầu được. Nhưng với sự xuất hiện của Hồ Chí Minh, người Việt Nam lần đầu thắng được thực dân, thắng được đế quốc, từ một dân tộc quanh năm chỉ biết cúi đầu, thì người ta đã có cơ sở để mơ về một viễn cảnh hướng mặt lên cao.

Hạ thấp Hồ Chí Minh ở khía cạnh tư tưởng không thành công, thì người ta dùng đời tư - kha khá giống cách mà các antifan hạ bệ các thần tượng. Người ta cho rằng Hồ Chí Minh có vợ, có con, một thời những kẻ bên lề trái cho rằng Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là con riêng... Nhưng rồi, mọi chuyện mà lũ người ấy làm, lại khiến chúng ta có thêm nhiều tiếng cười.

Thực tế, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắn nhủ rằng đừng có học theo hai điều của là không lấy vợ và hút thuốc. Và chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một người biết yêu, và người con gái đó là bà Lê Thị Huệ.

          Tại Ấn Độ, người ta ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ chiến đấu vì sự tự do. Họ nói rằng, người Ấn Độ tự hào vì có Mahatma Gandhi, còn người Việt Nam thì có Hồ Chí Minh. Người dân thành phố Kolkata có câu tục ngữ: "Chúng tôi có thể quên tên của cha mình, nhưng chúng tôi không bao giờ quên Việt Nam" và con đường mang tên Hồ Chí Minh, hình thành từ sự tin tưởng và coi trọng đó.

            Tại Thái Lan, Chính phủ và người dân Thái Lan cũng hết mực tôn trọng chủ tịch Hồ Chí Minh khi cho xây dựng nhiều khu tưởng niệm nhằm mục đích ghi nhớ thời gian mà chủ tịch Hồ Chí Minh làm tại tại đây. Những công trình tương tự cũng diễn ra tại Pháp, Trung Quốc và các nước châu Phi.

            Nếu chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà độc tài, thì e rằng đây là một lời phán nực cười. Vì thiết nghĩ, chẳng có nguyên thủ nào đến viếng mộ Hitler, Polpot... nhưng lại có rất nhiều nguyên thủ các quốc gia khác, sẵn sàng ghé qua, đặt vòng hoa viếng chủ tịch Hồ Chí Minh và cúi đầu lặng lẽ. Đó là một sự công nhận rõ ràng, dựa trên tinh thần thấu hiểu lịch sử, tôn trọng lẫn nhau và ngoại giao.

            Hình ảnh Nhật Hoàng viếng lăng Bác được truyền thông Nhật Bản ngợi ca, coi là biểu tượng hòa bình, đoàn kết. NHK cho rằng, người Nhật Bản tôn trọng lịch sử Việt Nam, coi trọng mối quan hệ với Việt Nam. Việc người đứng đầu Hoàng gia Nhật Bản viếng lăng Bác chính là sự thừa nhận vị thế, vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh với người dân Việt Nam.

Một người dành cả đời để cống hiến độc lập tự do của một dân tộc, là nguồn cảm hứng để các dân tộc khác bị áp bức đứng lên đấu tranh. Người đó chắc chắn không phải là một kẻ độc tài, mà là thiên tài và vĩ nhân.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét