Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

NHIỀU ĐẢNG LIỆU CÓ DÂN CHỦ HƠN

 

          Đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình” và tuyên truyền phá hoại cách mạng Việt Nam, trong những năm qua, các thế lực thù địch tập trung tung ra nhiều luận điệu đòi thực hiện đa đảng đối lập. Chúng phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam không chịu đổi mới về chính trị, “không chịu thực hiện đa nguyên chính trị, giữ độc quyền lãnh đạo”; rằng ở Việt Nam “không có đa nguyên, đa đảng thì không bao giờ có dân chủ”. Chúng quy kết: “Độc tài, Đảng trị là cái gốc sai chính của nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại”và khuyên rằng “Đảng chỉ nên giữ vai trò lãnh đạo chính trị, không nên và không thể lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”. Các thế lực thù địch đòi chúng ta phải sửa đổi Hiến pháp, xoá bỏ Điều 4, hiến định về Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo toàn xã hội. Đằng sau tất cả những luận điệu tuyên truyền, hoạt động chống phá ấy, đều không ngoài mục đích hàng đầu và quan trọng nhất là làm suy yếu, đi đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, loại bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi tiến trình phát triển của dân tộc.

          Mục tiêu của cuộc cách mạng do Đảng CSVN lãnh đạo nhằm giành lại quyền độc lập tự do cho quốc gia, dân tộc, quyền dân chủ cho mọi tầng lớp người dân. Cả phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng dân chủ không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền: đảng cầm quyền đó có mang bản chất cách mạng, tiên phong hay không, có bảo vệ quyền và lợi ích cho đa số nhân dân lao động hay chỉ cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.

          Ở Việt Nam, trải qua hơn 90 năm lịch sử cách mạng, ban đầu là mục tiêu giành độc lập cho dân tộc, sau đó là giành lại quyền dân chủ dân sinh, tự do, hạnh phúc cho người dân. Từ khi thành lập, Đảng CSVN đã khẳng định được vị trí, vai trò không thể thay thế đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Với mô hình một đảng lãnh đạo, Đảng đã dẫn dắt toàn dân tộc giành lại chủ quyền hoàn toàn cho một nước độc lập, sau khi hòa bình lập lại hoàn toàn, Đảng tiếp tục lãnh đạo tiến hành đổi mới xây dựng và phát triển đất nước. Đến nay, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn không thể phủ nhận: Hạ tầng kinh tế xã hội không ngừng phát triển; đời sống người dân không ngừng được nâng lên; công tác an sinh xã hội làm tốt, hầu hết người có công, người nghèo, vùng khó khăn đều được trợ cấp ổn định, kịp thời và cả những chính sách để lôi kéo các vùng khó khăn phát triển; quyền và lợi ích hợp pháp của đông đảo nhân dân được tôn trọng và bảo vệ, nhất là bảo vệ công dân Việt Nam ở nước ngoài trong đợt dịch Covid19. Đa số người dân Việt Nam là những người yêu Tổ quốc sâu đậm nhất, điều này được thể hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến và trong các diễn đàn thi đấu quốc tế về khoa học, thể thao, trình diễn quân sự…Với tình yêu Tổ quốc và say mê lao động, nhiều người đã thành công trên chính địa phương, đất nước quê hương mình, cùng với nhiều Việt kiều yêu nước đang chứng tỏ bản lĩnh trí tuệ, có nhiều hoạt động ý nghĩa, tình cảm hướng về Tổ quốc, đóng góp thiết thực cho đất nước. Đặc biệt, sau hơn 35 năm đổi mới, thể chế, thiết chế và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa có những bước tiến quan trọng; ý thức dân chủ của công dân và của xã hội, trình độ và năng lực làm chủ của người dân từng bước được nâng lên. Trong báo cáo Chỉ số dân chủ toàn cầu của The Economist và tổ chức Intelligence Unit, chỉ số dân chủ ở Việt Nam có những chuyển biến tích cực, tăng từ 2.75 lên 3.53 triệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét