Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

NHÂN TRẦN – KẺ XUYÊN TẠC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN



Theo tiến trình tiến hóa lịch sử, chủ nghĩa cộng sản sẽ là tương lai tất yếu của xã hội loài người. Vậy nhưng, chủ nghĩa tư bản và những kẻ “bám càng” thì luôn tìm mọi phương thức để xuyên tạc, bóp méo bản chất tốt đẹp của hình thái kinh tế – xã hội này. Gần đây, trên trạng mạng Tiếng Dân, bút danh Nhân Trần với bài viết “Tôn giáo bắt đầu từ đây” đã tiếp tục công kích chủ nghĩa cộng sản, cho rằng đây là một tôn giáo mới – cộng sản giáo, là một “thiên đường” vô lý và không thực tế khi đưa ra khẩu hiệu: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Y ngụy biện rằng, “loài người là một động vật tham lam, nhu cầu con người là vô tận, còn năng lực thì cực kỳ có hạn”, vì vậy chủ nghĩa cộng sản “có gì đó không ổn”. Thực chất, đây là luận điệu nhằm bác bỏ chủ nghĩa cộng sản của Nhân Trần.
Nhân Trần đã đánh tráo khái niệm và ngụy biện tư tưởng “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” của C.Mác
Không chỉ riêng Nhân Trần, các nhà chính trị học và các nhà triết học tư sản (hoặc chống chủ nghĩa Mác) đều thường chỉ trích dẫn riêng rẽ luận điểm “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” của C.Mác để ngụy biện và tiến hành chống C. Mác, chống chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, để hiểu đúng bản chất của tư tưởng này cần phải xem xét một cách đầy đủ quan điểm của C.Mác. Trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gotha”: “Trong một giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi mà sự phụ thuộc có tính chất nô dịch của họ vào sự phân công lao động không còn nữa và cùng với sự phụ thuộc đó, sự đối lập giữa lao động trí óc với lao động chân tay cũng không còn nữa; khi mà lao động trở thành không những một phương tiện để sinh sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của sự sống; khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, năng suất của họ cũng ngày càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra dồi dào – chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của cái quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu!”.
Như vậy, bản chất của vấn đề mà C.Mác muốn truyền tải đó là: Ở chủ nghĩa cộng sản cái quan trọng nhất phải đạt đến là một xã hội mà ở đó ý thức lao động tự nguyện của từng cá nhân đã đạt đến mức cao nhất chứ không phải là một xã hội dư thừa về vật chất. Dư thừa vật chất là điều kiện cần, còn điều kiện đủ và quan trọng hơn cả để có được chủ nghĩa cộng sản với “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” là khi mỗi cá nhân có ý thức lao động tự nguyện ở mức cao nhất. Một khi ý thức lao động của con người ở mức cao nhất, lúc đó mọi cá nhân đều lao động ở mức cao nhất trong sự tự dần hoàn thiện và phát triển về năng lực và về quy chuẩn đạo đức cũng như tính cách. Khi đó bản thân con người với từng cá nhân sẽ chỉ có những nhu cầu thực tế và thực dụng cần thiết chứ không còn nhu cầu phi thực tế và thực dụng không cần thiết. Vì vậy, khi nguồn của cải xã hội tăng lên và dư thừa, nhưng do sự phát triển toàn diện của các cá nhân mà “có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của cái quyền tư sản” – tham lam, lợi ích cá nhân.
Từ sự luận giải trên đây cho thấy, chủ nghĩa cộng sản không phải chỉ là vật chất dư thừa sẵn có để mọi người đến lấy với bản chất của lòng tham con người mà Nhân Trần và chủ nghĩa tư bản cố tình đánh tráo khái niệm. Chủ nghĩa cộng sản là đỉnh cao của xã hội loài người, có sự phát triển vượt bậc về năng suất lao động, năng lực của cá nhân và ý thức lao động tự nguyện. Chúng ta cần nắm vững bản chất của vấn đề để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bóp méo, xuyên tạc để chống chủ nghĩa cộng sản nói chung và phá hoại sự nghiệp, con đường cách mạng Việt Nam nói riêng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét