Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

TỰ DO TÔN GIÁO NHƯNG KHÔNG AI ĐƯỢC PHÉP ĐỨNG TRÊN PHÁP LUẬT

 

          Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, hiện có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật; các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo được phát huy. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) của nước CHXHCN Việt Nam (điều 24) ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Về cơ bản các các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau chung sống hòa bình, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân yêu.

          Bên cạnh những điều hết sức tốt đẹp đó, vẫn đang tồn tại nhiều con sâu làm rầu nồi canh, nhiều kẻ lấy danh nghĩa tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xuyên tạc, bôi nhọ chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, kích động gây chia rẽ và không ngừng chống phá chính Tổ quốc mình… Tôn giáo có nhiều nhưng Tổ quốc chỉ có một; tự do tôn giáo nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật; không ai được phép đứng cao hơn pháp luật! Câu chuyện một số linh mục chống phá đất nước, chia rẽ người có đạo và người không theo tôn giáo nào, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Duy Tân, Đinh Hữu Thoại…là những ví dụ điển hình.

          Hiện nay, Công giáo có khoảng 6,5 triệu tín đồ; 42 Giám mục, khoảng 4.000 linh mục, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với hơn 17.000 tu sỹ; có 26 giáo phận, 07 Đại Chủng viện. Nghĩa là Thiên Chúa giáo mới chỉ tồn tại trên đất nước này có 488 năm, chưa đến 5 thế kỷ. Trong khi đó, đất nước ta có lịch sử lập quốc gần 5.000 năm (2.879 trước Công nguyên). Nghĩa là, trước khi người Việt Nam bắt đầu theo tôn giáo nào đó thì trước tiên họ phải có cội nguồn, có tổ tiên, có lịch sử và tất cả người Việt đều là cháu Hồng, con Lạc dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo. Có đạo hay không có đạo cũng đều là người Việt Nam, là cây chung gốc, là con một nhà. Vậy lý do gì để các vị linh mục kể trên ngày đêm chống lại quê hương, nơi cội nguồn, gốc rễ đã nuôi dưỡng mình.

          Bộ Giáo Luật - The Code of Canon Law: QUYỂN IV ghi rõ “Cả bàn thờ cố định lẫn bàn thờ di động chỉ được dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, tuyệt đối không được sử dụng vào bất cứ việc phàm tục nào”. Thế nhưng một số đối tượng vẫn cố tình phớt lờ, vi phạm nghiêm trọng khi biến nhà thờ thành nơi cổ vũ những việc làm phàm tục, dành phần lớn thời gian của một buổi lễ để nói xấu chế độ, huy động giáo dân khiếu kiện, thiếu đạo đức nơi tôn nghiêm, không những vi phạm Giáo luật mà còn vi phạm cả Luật pháp Việt Nam, vi phạm đạo đức và luân lý…

          Điều 1211 của Bộ Giáo luật cũng ghi rõ “Những nơi Thánh bị xúc phạm do những hành vi vì bất xứng nghiêm trọng đã phạm tại đó và đã gây gương xấu cho các tín hữu…”. Với những việc làm vô pháp vô thiên như thế, các người liệu có kính Chúa khi mà hành động, lời nói đều không tương xứng với 10 điều răn, như thế có phải là bất kính với Chúa? Vai trò là linh mục, các người đã làm trái ý chúa và lòng dân. Đó là các phát ngôn, việc làm hoàn toàn không tương xứng với điều Giáo hoàng Francesco, Tòa thánh Vatican khuyến khích cộng đồng Công giáo ở Việt Nam “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Các phát ngôn, việc làm đó cũng hoàn toàn không tương xứng với điều đã được Giám mục răn dạy.

          Cổ nhân dạy “trước dùng lễ để giáo hóa, sau mới dùng binh”. Tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục nhiều nhưng chưa có dấu hiệu ngừng việc chống phá đất nước thì tất yếu phải đưa ra xét xử trước pháp luật và phải bị trừng trị. Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo nhưng không ai được pháp đứng trên pháp luật, Tổ quốc./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét