Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

LÀM MỚI NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP QUÊN TÍNH LỊCH SỬ CỦA BÀI HÁT


Ca khúc Cô gái mở đường được cố nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác năm 1965, khi đi thực tế ở cung đường khói lửa Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ. Bài hát ca ngợi vẻ đẹp dịu dàng mà “phi thường” của những cô gái  “mái tóc xanh, xanh tuổi trăng tròn”, ca ngợi những những nữ liệt sĩ thanh niên xung phong – những Cô gái mở đường năm xưa đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Thế nhưng không biết là vô tình hay cố ý bài hát này đã bị Han Sara và ekip “làm mới”, đưa ra trình diễn trên sân khấu với bản “remix” hết sức chát chúa và trang phục, vũ đạo hết sức phản cảm và lố bịch, không phù hợp với tính lịch sử và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Bài hát được khán giả hò hét, lắc lư ủng hộ cuồng nhiệt, song chúng ta có thể tạm nói với nhau là “hãy lơ đi” vì khán giả phần lớn là những người không có chuyên môn sâu về sáng tác và phê bình âm nhạc, vì vậy sự ủng hộ của họ là theo cảm tính đơn thuần. Tuy nhiên, trong sự vui mừng, ủng hộ đó, có một số người có chuyên môn về âm nhạc cũng bài tỏ sự vui mừng, phấn khích không kém, đây thật sự là điều không thể chấp nhận được, nó vừa thể hiện sự nhận thức đơn thuần, vừa thể hiện sự “thờ ơ, vô cảm” của giới nghệ sỹ trong việc lên án sự “lai căng, mất gốc”. Bài hát Cô gái mở đường có sức sống và lay động đến hàng triệu trái tim con người Việt Nam đến tận hôm nay không chỉ đơn thuần là cái hay ở âm điệu, tiết tấu mà còn hay ở chỗ nó phản ánh hơi thở của một thời đại, phản ánh ý chí, khát vọng của của dân tộc Việt Nam Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng là sẵn sàng hiến dâng cả tuổi xuân, thậm chí hy sinh cả tính mạng cho độc lập tự do của Tổ quốc. Vì vậy, dù vô tình hay cố ý mà Han Sara và ekip đã bỏ qua tính lịch sử của nó khi dàn dựng và thể hiện, cố tình làm mới bằng đoạn “rap” và khoe da thịt là không thể chấp nhận được; giải thích về điều này, Han Sara nói tiết mục trình diễn của mình nhằm cố tôn lên vẻ đẹp nữ quyền và cô đã chính thức xin lỗi và xóa tiết mục trên Youtobe, chắc chắn đây là “bài học” đắt giá cho Han Sara và những người có ý định muốn nổi tiếng nhanh. Tuy nhiên, để thời gian tới không còn hiện tượng như thế này xảy ra nữa, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm duyệt, ngăn chặn ngay từ đầu, vì khi để xảy ra rồi có thu hồi hay xử lý thì ít nhiều nó cũng đã ảnh hưởng và tác động đến xã hội, tạo ra dư luận không tốt. Hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta dù là người trình diễn hay thưởng thức các sản phẩm văn hóa phải phải thật sự tôn trọng tính lịch sử của nó, không được suy diễn, xét lại và làm mới lịch sử, vì bản thân văn hóa nó mang tính lịch sử, mà lịch sử phải mang tính khách quan, đồng ý là ta phải thay đổi để theo kịp xu thế nhưng trước hết cần tôn trọng lịch sử, văn hóa, phải đổi mới theo hướng kế thừa các giá trị tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới. Xem nhẹ tính lịch sử của văn hóa là có tội với lịch sử!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét