Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

CÓ PHẢI “TẦNG LỚP TRI THỨC MỚI CÓ SỨ MỆNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”

 

Sự phát triển bùng nổ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) hiện nay đã và đang giúp cho nhiều quốc gia phát triển vượt bậc về mọi mặt. Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này để tuyên truyền, quan điểm sai trái cho rằng: “Trước sự phát triển của kinh tế tri thức và kinh tế số, giai cấp công nhân bị giảm sút nhiều mặt, nên không còn vai trò lãnh đạo xã hội; vai trò ấy đã thuộc về trí thức. Thực chất luận điểm này là phủ nhận vai trò sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Từ đó phủ nhận hoàn toàn hệ thống lý luận khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang tiến hành.

- Về lý luận: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự đẩy mạnh phân công lao động xã hội theo ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số đã làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu giai cấp theo hướng đa dạng và tạo ra không gian rộng mở cho sự phát triển nhiều mặt của giai cấp công nhân với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia công nghiệp hóa. Vai trò của trí thức đối với sự phát triển xã hội là quan trọng, cấp thiết, thể hiện rõ nét trong kinh tế tri thức, kinh tế số và cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với những đóng góp từ lao động của trí thức giúp cho quá trình sản xuất vật chất của công nhân và nông dân không ngừng nâng cao về năng xuất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, tạo ra sự phát triển nhanh của đất nước. Nhưng trí thức không thể lãnh đạo xã hội vì những lý do sau:

 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trí thức không phải là một giai cấp, mà là một lực lượng xã hội đặc biệt, có nguồn gốc xuất thân không thuần nhất. Trí thức không đại diện cho một phương thức sản xuất độc lập nào, trí thức chỉ độc lập nghiên cứu, sáng tạo; sản phẩm của trí thức là lý thuyết, phát minh, sáng chế, tồn tại dưới dạng những giá trị lý thuyết tinh thần là chủ yếu. Trí thức không là giai cấp độc lập; không có hệ tư tưởng riêng, tư tưởng của trí thức phụ thuộc hệ tư tưởng của các giai cấp thống trị xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản thì trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”; Lênin chỉ rõ: “nếu không nhập cục với một giai cấp thì giới trí thức chỉ là một con số không mà thôi”.

- Về thực tiễn: lịch sử loài người cho thấy, một giai cấp giữ vị trí thống trị xã hội bao giờ cũng phải là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, phương thức sản xuất tiến bộ. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi giai cấp lãnh đạo xã hội phải trung thành với lới ích của giai cấp, dân tộc, có hệ tư tưởng tiên tiến, có Đảng Cộng sản lãnh đạo, có đường lối lãnh đạo đúng, có mục tiêu nhân văn vì giải phóng con người; có bản chất quốc tế và bản sắc dân tộc sâu sắc; trong lịch sử trí thức chưa bao giờ lãnh đạo thành công cuộc cách mạng nào. Như vậy, trí thức không có được một tiêu chuẩn, giá trị nào trong hệ thống các giá trị chuẩn mực nêu trên.

Từ xưa đến nay, trí thức tồn tại với tư cách là lực lượng xã hội đặc biệt. Số lượng trí thức không đông bằng giai cấp công nhân và nông dân, không phải là một lực lượng kinh tế, chính trị - xã hội độc lập, không thể so với sự đông đảo của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Trên thực tế, trí thức chỉ tồn tại và phát triển dựa vào giai cấp công nhân hoặc nông dân, dựa trên lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp để trí thức áp dụng kiểm nghiệm đánh giá kiểm tra tính khả thi các lý thuyết, phát minh, sáng chế, thiết kế của mình trong thực tiễn; qua đó trí thức mới tồn tại và phát triển.

Qua thực tiễn hoạt động sản xuất vật chất, đấu tranh giai cấp và thực nghiệm khoa học đã làm cho đội ngũ trí thức ngày càng nhận rõ sứ mệnh lịch sử của của giai cấp công nhân và tìm thấy lợi ích của mình trong cuộc đấu tranh chung, thực hiện mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là mẫu số chung, để cho công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp lao động gắn bó với nhau trong một khối liên minh thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Vì thế, ngày càng có nhiều trí thức đi theo giai cấp công nhân, chấp nhận sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: "Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân - nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng". Giai cấp công nhân nước ta không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, giai cấp công nhân nước ta có khoảng 20,5 triệu người, có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đa dạng về cơ cấu, lĩnh vực, ngành nghề; trình độ tay nghề, vai trò của giai cấp công nhân càng ngày được khẳng định. Giai cấp công nhân nước ta hiện chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, nhưng hằng năm đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách Nhà nước. Điều đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta không hề suy yếu, ngược lại giai cấp công nhân Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ vai trò của giai cấp lãnh đạo xã hội, trở thành nền tảng chính trị đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh Nhà nước.

Qua hơn 35 năm đổi mới, sự biến đổi của giai cấp công nhân là do tác động từ nhiều yếu tố, nhất là từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, cho dù sự biến đổi kinh tế, xã hội đến đâu, khoa học, công nghệ có phát triển tới mức nào, thì một thực tế không thể phủ nhận đó là: giai cấp công nhân Việt Nam vẫn giữ nguyên sứ mệnh lịch sử lãnh đạo xã hội, lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét