Từ
khi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay, các thế lực thù địch vẫn không ngừng và tiếp
tục thực hiện các thủ đoạn nói xấu, bịa đặt với những nội dung không đúng nhằm
chia rẽ nội bộ, hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gây tâm lý hoang
mang, lo lắng, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Chúng
nhân danh các nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp, luật sư,... thông qua các
trang mạng xã hội tiếp tục tán phát các tài liệu như: Nhìn về mô hình “nhất thể
hóa”; Để hóa giải nỗi lo “nhất thể hóa”; Nhất thể hóa Đảng và Nhà nước; Nhất
thể hóa – bước lùi của lịch sử?... để tuyên truyền, xuyên tạc. Chúng cho rằng,
đây là sự “sao chép”, “rập khuôn”, “một bản sao không hoàn chỉnh” mô hình của
Đảng Cộng sản Trung Quốc; lý do “nhất thể hóa” để Việt Nam trở thành một tỉnh
của Trung Quốc. Thậm chí, chúng còn nói rằng, thực chất là “tạo tính chính danh
cho người đang thực sự nắm quyền lực tối cao ở Việt Nam”, “củng cố quyền lực”,
“thâu tóm quyền lực cá nhân”, “không có ý nghĩa cho đất nước”,...
Thực
tế, mô hình người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước là điều hết sức tự
nhiên trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay ở các
nước có thể chế chính trị khác Việt Nam, tổng thống hay thủ tướng cũng đều là
người đứng đầu đảng cầm quyền. Ở nước ta, từ Đại hội lần thứ hai của Đảng
(tháng 2/1951) đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng thời
là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tháng 7/1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn
từ trần, tại hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Trường
Chinh đang làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước được bầu giữ cương vị Tổng bí thư và
đảm nhiệm đến tháng 12/1986. Như vậy, nước ta đã từng có mô hình người đứng đầu
của Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước. Việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng làm Chủ tịch nước là điều hết sức bình thường, phù hợp với lịch sử truyền
thống của dân tộc và xu thế chung của thời đại. Tổng Bí thư đồng thời là Chủ
tịch nước sẽ tạo tiền đề để đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy
đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được nêu trong Nghị quyết số
18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đây hoàn toàn không phải là sự “sao
chép” hay “rập khuôn” mô hình tổ chức của bất cứ quốc gia nào.
Trong
nhiều năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có chủ trương thực hiện mô hình
bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp và chỉ thực hiện
thí điểm ở một số địa phương. Khi người đứng đầu cấp ủy đồng thời là người đứng
đầu chính quyền thì việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ
trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội từ đảng tới chính quyền sẽ nhanh
chóng, thuận lợi và kịp thời hơn. Mặt khác, khắc phục được tình trạng chồng
chéo về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; tạo
sự thống nhất giữa cơ quan của Đảng và chính quyền khi thực hiện các công viêc.
Mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền sẽ có nhiều ưu
điểm, mang lại lợi ích nhiều mặt cho đất nước.
Những
luận điệu cho rằng đó là việc “củng cố quyền lực” hay “thâu tóm quyền lực cá
nhân”,... chỉ là một chiêu trò chống phá. Chúng ta tin tưởng vào sự lựa chọn
của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội. Tổng Bí thư, Chủ ịch
nước Nguyễn Phú Trọng là người hội tụ đầy đủ các điều kiện để gánh vác trọng trách
lớn lao này. Đây là sự lựa chọn của lịch sử, hoàn toàn hợp với “ý Đảng, lòng
dân”./.
Văn Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét