Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

ĐỪNG ĐỂ “CON SÂU LÀM RẦU NỒI CANH”




Với truyền thống nhân ái, khoan dung, Việt Nam là một trong những quốc gia có khá nhiều tôn giáo. Mỗi tôn giáo có tổ chức, nghi lễ, luật tục khác nhau, nhưng đều có điểm chung là sống hòa đồng, đoàn kết, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tất nhiên, trong điểm chung ấy, chúng ta vẫn tôn trọng sự khác biệt về niềm tin tâm linh của từng tôn giáo và luôn tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn giáo tự do hành đạo. Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có quy định: “Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo”. Không những vậy, trong luật này cũng có nội dung rất nhân văn khi quy định: “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.

Gần đây những vụ việc của các linh mục: như Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật là quá rõ ràng, chúng tiếp tay cho bọn phản động Việt Tân ở nước ngoài tổ chức chống phá, lớn tiếng chửi chế độ, chống lại đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta. Những hành động đó không làm ảnh hưởng đến chính sách tự do tôn giáo, quyền tự do tôn giáo của nhân dân.

Đối với đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam từ lâu đã thấm nhuần phương châm “kính chúa, yêu nước” để sống “tốt đời, đẹp đạo”. “Kính chúa, yêu nước” không chỉ thể hiện trân trọng niềm tin, sự biết ơn, lòng thành kính dành cho đấng tối cao đã ban phước lành cho bà con giáo dân, mà còn thể hiện bổn phận thiêng liêng của người công dân luôn đồng hành cùng dân tộc, gắn bó với quê hương, Tổ quốc. Trích dẫn lại vài điều đó để thêm một lần khẳng định, trước sau như một, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân và coi đó là một trong những quyền căn bản của con người. Điều muốn nói ở đây là mỗi bà con giáo dân hãy sống, ứng xử, làm việc ra sao để vừa không làm trái với những điều khuyên nhủ, răn dạy nhân văn, bác ái của các đấng thần linh tối cao, vừa không tách khỏi cộng đồng, quê hương xứ sở đã nuôi dưỡng mình hay cố ý “rẽ” sang “lối khác” làm cản trở con đường phát triển mà cả dân tộc Việt Nam đã lựa chọn.

Hay như trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, phật giáo Việt Nam luôn kiên định đường hướng hoạt động “Đạo pháp – Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Trong các hoạt động xã hội, ngoài các hoạt động tri ân những gia đình thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, phật giáo Việt Nam còn quan tâm đến cộng đồng xã hội. Đến nay, phật giáo Việt Nam đã có 65 Tuệ tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị y học dân tộc, 1 phòng khám Đa khoa. Các cơ sở y tế của phật giáo Việt Nam hoạt động tương đối hiệu quả, hàng năm khám và phát thuốc miễn phí cho hàng chục ngàn lượt người bệnh. Ngoài ra, phật giáo Việt Nam còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện, nhân đạo, tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn với cộng đồng, như: nuôi dạy trẻ em khuyết tật, mồ côi, trẻ bị ảnh hưởng chất độc màu da cam; chăm sóc những người già không nơi nương tựa; tư vấn và nuôi dưỡng những người bị nhiễm HIV/AIDS; xây cầu dân sinh; đắp đường giao thông nông thôn; tặng phương tiện đi lại cho người nghèo; hiến máu nhân đạo; tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt… Chỉ tính riêng trong năm 2010, số tiền phật giáo Việt Nam làm công tác từ thiện, nhân đạo đã lên tới 700 tỷ đồng. Những hoạt động của phật giáo Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng với Nhà nước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.






  Đặng Thanh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét