Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Vì sao họ coi chủ nghĩa xã hội là "phán đoán để ngỏ"?


          Chủ nghĩa xã hội là gì? Xã hội xã hội chủ nghĩa đã từng tồn tại trong lịch sử nhân loại chưa? Mô hình xã hội đó ra sao? Tương lai của chủ nghĩa xã hội như thế nào? Đó không phải là những câu hỏi mới. Đương nhiên sự xuyên tạc, bôi nhọ học thuyết đó càng không lấy gì làm lạ. Cái mới có thể là ở chỗ, trong số những kẻ chống cộng hiện nay có không ít kẻ “trở cờ”, “sám hối”, té nước theo mưa… Thực tế cho thấy thái độ đối với CNXH như thế nào không chỉ phụ thuộc vào lập trường chính trị, trình độ nhận thức mà còn tùy thuộc vào đạo đức, nhân cách của các cá nhân. Có không ít người bôi nhọ, phủ nhận CNXH chỉ để quảng bá hay đánh bóng cho mình.
          Lợi dụng sự tự do ngôn luận và tự do trên các mạng xã hội, các diễn đàn nhiều kẻ đã quay lưng với lịch sử dân tộc và của chính mình khi tung lên mạng Internet những ý kiến, những bài viết kể lể những sai lầm, khuyết tật của mô hình cũ của CNXH với thứ văn chương và giọng điệu hằn học cũ rích và cuối cùng đi đến phủ nhận luận điểm “Loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” được ghi trong dự thảo Cương lĩnh bổ sung sửa đổi của Đảng với những lập luận, rằng: “Luận điểm trên chỉ nên xem là một phán đoán để ngỏ... Phán đoán này vốn không có ý nghĩa chính trị thiết thực, chưa đủ cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn”. Mới xem qua, người đọc cảm nhận đây là một ý kiến đáng quan tâm vì trong đó có sử dụng mấy thuật ngữ triết học. Song nếu đọc kỹ hơn một chút, người ta thấy đó là quan điểm phủ nhận chủ nghĩa xã hội.
          Trước hết về mặt logic, việc phê phán CNXH “là một phán đoán để ngỏ” chẳng có một ý nghĩa gì. Những ai có kiến thức sơ đẳng về logic đều hiểu rằng, để đánh giá một phán đoán người ta không dựa vào “để ngỏ” hay “không để ngỏ”, mà ở tính đúng đắn của các tiền đề (để suy luận). Đối với logic biện chứng thì còn phải xem xét sự vận động, phát triển, bao hàm cả những mâu thuẫn của các tiền đề... từ đó người ta mới có thể đánh giá đúng giá trị của một phán đoán.
          Thứ hai, phải chăng tư tưởng XHCN “chưa có cơ sở lý luận, không có ý nghĩa chính trị thực tiễn”? Những ai có đôi chút kiến thức về Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chính trị-kinh tế học, đều hiểu rằng tư tưởng XHCN đã có trước Mác và đó đơn giản là những ý tưởng mang tính nhân văn. Tư tưởng đó đối lập với chế độ người áp bức, bóc lột người. Mác đã kế thừa tư tưởng XHCN trước đó, xây dựng CNXH khoa học. Cuộc sống đang xác nhận những luận điểm của Mác rằng: Sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày nay đang đòi hỏi những khuôn khổ mới. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang tỏ ra bất cập. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua là một bằng chứng. Sự bất công của CNTB ngày nay đã mở rộng trên phạm vi thế giới. Đó là cuộc đấu tranh giữa các quốc gia đang phát triển với các quốc gia phát triển, như cuộc đấu tranh đòi cải tổ các định chế tài chính quốc tế IMF, WB, ADB vì nó là sân chơi mà luật lệ đã được định trước. Tương tự như vậy, trong các vòng đàm phán Đô-ha (Doha) về thuế quan, thua thiệt vẫn thuộc về các nước nghèo, sản xuất nông nghiệp là chính.
          Về mặt lịch sử, mặc dù cuộc khủng hoảng của hệ thống XHCN (trong những thập kỷ 80 – 90 của thế kỷ trước) đã làm sụp đổ một bộ phận của hệ thống đó, nhưng có thể nói tư tưởng XHCN đã làm thay đổi lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX:
          - Lần đầu tiên Nhà nước của nhân dân lao động đã ra đời, thay vì các nhà nước của giai cấp bóc lột hoàn toàn thống trị nhân loại.
          - Chính nhà nước XHCN (Liên Xô) đã góp phần quan trọng đánh bại Chủ nghĩa phát-xít, cứu nhân loại khỏi họa diệt chủng.
          - Chính hệ thống XHCN đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, trong đó có Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam, có Cách mạng Trung Quốc.
          - Chính tư tưởng XHCN đang thôi thúc phong trào 


Quốc Toản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét