Nếu nguyên tắc tập trung
dân chủ được ví như “chiếc khóa” để giữ vững bản chất cách mạng, tiên tiến của
tổ chức đảng và đảng viên thì chi bộ chính là “chiếc chìa khóa” để vận hành
nguyên tắc đó. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ ra một trong những nguyên
nhân của tình trạng “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rơi vào suy thoái
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” là do “sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi còn
hình thức, đơn điệu”.
Đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng hoạt động
của chi bộ chính là để “chiếc chìa khóa” phát huy tác dụng, vừa nâng cao sức
chiến đấu của tổ chức đảng, vừa là liều thuốc phòng ngừa “bệnh suy thoái",
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cho cán bộ, đảng viên. Đây là cuộc chiến đấu để
giữ “khóa và chìa”.
Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của các chính đảng cộng
sản nếu phải viết thật ngắn gọn thì chắc chắn không thể thiếu hai cụm từ “tập
trung dân chủ” và “chi bộ”. Tại Đại hội II của Đảng Công nhân dân chủ xã hội
Nga năm 1903, Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng với bè phái cơ hội của Mác
tốp để giữ gìn bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Mác tốp đưa ra điều kiện kết
nạp Đảng là: “Tất cả những người nào thừa nhận cương lĩnh của đảng, ủng hộ đảng
bằng những phương tiện vật chất và tự mình giúp đỡ đảng một cách đều đặn, dưới
sự chỉ đạo của một trong những tổ chức của đảng (chi bộ) thì đều được coi là đảng
viên của Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga”. Còn Lênin, trung thành với những vấn
đề nguyên tắc của đảng cộng sản mà Mác-Ăng ghen đã vạch ra trước đó, kiên quyết
đưa ra điều kiện kết nạp đảng là: “Tất cả những người nào thừa nhận cương lĩnh
của đảng và ủng hộ đảng bằng những phương tiện vật chất cũng như bằng cách tự
mình tham gia một trong những tổ chức của đảng, thì được coi là đảng viên của đảng”.
Đình Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét