Thời gian gần
đây, những đối tượng bất mãn, tiêu cực, chống đối... ở trong nước đang tích cực
câu kết với nhau thành lập nên các tổ chức núp dưới danh nghĩa “xã hội dân sự”
nhằm công khai chống phá Nhà nước.
Về điều lệ, mục
tiêu, chương trình hoạt động của mỗi tổ chức là khác nhau; song điểm chung giữa
chúng đều muốn lật đổ chế độ, phá hoại đất nước. Phương châm của các tổ chức
“xã hội dân sự” này giống nhau ở chỗ: “Chửi to thì tiếng vang lớn, tiếng vang lớn
thì lại có nhiều tiền”; trong số này nổi lên hội, nhóm trái pháp luật với tên gọi
mỹ miều “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM”.
Cụ thể, vào ngày
03/03/2014, Nguyên Ngọc (từng là một nhà văn hoạt động cách mạng với nhiều tác
phẩm nổi tiếng, đọng mãi trong lòng bao thế hệ học sinh như: Đất nước đứng lên,
Rừng xà nu... nhưng sau đó do bất mãn đã thoái hóa, biến chất) thay mặt cho 61
cây bút trong và ngoài nước tuyên bố kêu gọi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt
Nam” trên mạng internet. Ngay lập tức, các trang mạng có xu hướng chống chính
quyền Việt Nam ra sức tâng bốc như một “sự kiện chính trị động trời”.
Vậy bản chất của “Văn đoàn độc lập
Việt Nam” là gì?
1. VỀ MỤC ĐÍCH
THÀNH LẬP VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM”
Đọc kĩ tuyên bố
vận động của Nguyên Ngọc, người ta dễ dàng hiểu ra mục đích chính của nó là để
ĐỐI LẬP VỚI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM. Đồng thời, cái từ “độc lập” trong tên gọi của
tổ chức này nhằm muốn TÁCH RA KHỎI SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC. Nếu theo dõi tình
hình Việt Nam, bất cứ ai cũng có thể nhận diện được bản chất thật sự của cái gọi
là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” RA ĐỜI CHỦ YẾU ĐỂ “LÀM CHÍNH TRỊ”, phục vụ cho
các “âm mưu chính trị” đen tối nhiều hơn là chuyên tâm vào các hoạt động văn học
nghệ thuật.
Cần khẳng định, ở Việt Nam, quyền
tự do lập hội đã được ghi nhận trong nhiều bản Hiến pháp, đạo luật cơ bản của
Nhà nước. Tuy nhiên, cũng giống như một số nước trên thế giới, ở Việt Nam quyền
lập hội chỉ được thực thi khi đáp ứng được đầy đủ các quy định về điều kiện,
quy trình hay thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Nhà nước
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định rất rõ về việc tôn trọng
và bảo vệ quyền tự do lập hội của người dân, cụ thể như: Nghị định số
45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản
lý hội; Thông tư số 03/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị
định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP. Nếu CHIẾU THEO NHỮNG
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH thì có thể khẳng định, cái gọi là “Văn đoàn độc
lập Việt Nam” LÀ MỘT HỘI/NHÓM BẤT HỢP PHÁP.
2. VỀ THÀNH PHẦN
CỦA “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM”
Điểm lại, thành
viên của “Văn đoàn độc lập” rất hạn chế theo kiểu “đánh trống ghi tên”, bởi đây
chỉ là NƠI TẬP TRUNG MỘT SỐ NHÀ VĂN, NHÀ THƠ THOÁI HÓA, BIẾN CHẤT có tư tưởng
chống phá Nhà nước, như: Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái
Lĩnh (ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng), Hoàng Hưng, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Đình Trọng, Phạm
Xuân Nguyên (ở Hà Nội), Nguyên Ngọc (ở Quảng Nam), Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập
(ở TP. HCM)…
Núp bóng dưới
danh xưng “hoạt động vì nghệ thuật”, các thành viên của “Văn đoàn độc lập” thường
xuyên viết, soạn thảo, đăng tải, chia sẻ trên các trang mạng internet các bài
viết có nội dung bôi nhọ lãnh tụ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức;
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền, kích động nhân dân chống lại
chính quyền, chống lại chế độ; xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, vu cáo, bôi đen thực
tế xã hội và thực trạng tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Chính vì lý do này nên thời gian
qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định rà soát để RÚT PHẦN LỚN NHỮNG TÁC PHẨM
của các tác giả tham gia “Văn đoàn độc lập” RA KHỎI CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA
môn Ngữ văn Trung học phổ thông.
3. HOẠT ĐỘNG CỦA
“VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP” THỜI GIAN QUA
Thời gian qua,
ngoài việc hội họp, móc nối, lôi kéo giới văn nghệ sỹ tham gia vào tổ chức; hoạt
động đáng chú ý nhất của “Văn đoàn độc lập Việt Nam” là THÀNH LẬP TRANG WEB LẤY
TÊN LÀ “VĂN VIỆT”, nhằm mục đích đăng tải những tác phẩm của các nhà văn sáng
tác trước năm 1975, đồng thời là nơi hợp pháp hóa những bài viết phản động của
các thành viên và là diễn đàn cho những phần tử xấu hoạt động, thường xuyên
đăng tải những bài viết xuyên tạc tình hình đất nước.
Bên cạnh đó,
hàng năm, vào dịp đầu tháng 3, “Văn đoàn độc lập” thường xuyên TỔ CHỨC TRAO GIẢI
THƯỞNG VĂN CHƯƠNG VỚI TÊN GỌI “VĂN VIỆT” cho những thành viên của mình, cần lưu
ý đây chỉ là giải thưởng nội bộ, không được bất kỳ cơ quan, tổ chức hay quốc
gia nào công nhận, tức là “tự hát, tự vỗ tay khen hay”. Giải thưởng này cũng chỉ
trao “chui” cho các nhà văn được giải mà không dám công bố rộng rãi, công khai
như các loại giải thưởng khác.
Về bản chất, giải
thưởng “chui” của “Văn đoàn độc lập” chỉ là hình thức để câu kéo, giữ chân những
nhà văn biến chất ở lại với “bầy đàn”, chứ nó không có giá trị gì trên đất nước
Việt Nam, thậm chí kẻ nào cầm trên tay giải thưởng này phải thấy nhục nhã, xấu
hổ khi chính mình là người tiếp tay cho cái xấu lưu hành trong xã hội. Kinh phí
chi cho giải thưởng trên của “Văn đoàn độc lập” theo những người trong cuộc cho
hay là nhằm “GIẢI NGÂN” NGUỒN TIỀN TÀI TRỢ KHÁ LỚN CỦA CÁC TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG ở
nước ngoài, mà điển hình là “Việt Tân”.
Tại bài viết này
chỉ xin nêu ra vài nét chấm phá để độc giả hiểu được bộ mặt thật của cái gọi là
“Văn đoàn độc lập Việt Nam”. Tin rằng, với thành phần ô hợp đó, với những lý do
và mục đích đã tuyên bố thì “Văn đoàn độc lập Việt Nam” chắc chắn sẽ không có chỗ
đứng trên văn đàn đất Việt và nhất định sớm hay muộn sẽ bị các cơ quan chức
năng xem xét, xử lý theo các quy định pháp luật. Mà giả sử tổ chức này vẫn
“chui lủi” để tồn tại, thì cũng chỉ là một “thứ quái thai” vất vưởng ngoài lề
xã hội mà thôi.
Văn Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét