Một số kẻ phản động trong “Hội anh em dân chủ” do Nguyễn
Văn Đài cầm đầu luôn lu loa rằng hội nghị này thất bại là do chọn lầm địa điểm
ở Việt Nam.
Nguyễn
Văn Đài lu loa Mỹ và Triều Tiên muốn được có được thành công thì phải chọn địa
điểm đàm phán ở các quốc gia như Thụy Sĩ, NaUy, Phần Lan, Pháp. Còn Việt Nam là
nơi “không có truyền thống trung lập và yêu chuộng hòa bình nên không thể nào
phù hợp trở thành địa điểm giúp kí kết thành công, hoặc nếu có thì sau đó cũng
thất bại”.
Nói
như Nguyễn Văn Đài chả khác nào ông ta đang gián tiếp phê phán lãnh đạo Mỹ và
Triều Tiên là hạn hẹp về kiến thức nên không chọn những nước kia? Không biết,
Nguyễn Văn Đài căn cứ vào đâu mà phán được tên của 4 nước kia trong khi danh
sách được đưa ra để tiến hành hội nghị này chỉ có Hà Nôi, Bangkok và Hawai. Chả
lẽ bộ não của Nguyễn Văn Đài lớn hơn tầm nhìn của người đứng đầu cường quốc lớn
nhất thế giới và nơi có vũ khí hạt nhân mang sức mạnh hủy diệt hàng loạt. Bên
cạnh đó, còn có cả một bộ máy cố vấn lớn mạnh của cả 2 nước vẫn không thể hơn
một người phải bỏ trốn khỏi đất nước sao?
Đây thực sự là luận điệu xuyên
tạc nhằm bôi nhọ hình ảnh của đất nước Việt Nam, bội nhọ vào sự nỗ lực của Đảng
và Nhà nước ta trong việc có chưa đầy 2 tuần để hoàn thành công tác chuẩn bị
cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần thứ 2.
Vì sao Tổng thống Trump và Kim Jong- Un lại chọn Thủ đô Hà Nội để tổ
chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2?
Nhận định của báo chí quốc tế: Hà Nội thực sự nổi
bật
Đã có rất nhiều trang báo quốc tế phân tích,
vì sao Việt Nam được chọn là nơi tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên. Một bài
phân tích trên tạp chí The Diplomat
cho rằng, một tiêu chí khiến Việt Nam thực sự nổi bật so với các ứng cử viên
tiềm năng khác: Đó chính là mối quan hệ nồng ấm với cả ba bên trong đối thoại
hạt nhân hiện nay gồm Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc. Trước hết, Triều Tiên và Việt
Nam có sự gần gũi về ý thức hệ và Triều Tiên từng ủng hộ Việt Nam trong Chiến
tranh Việt Nam. Mặt khác, mặc dù có hệ thống chính trị khác biệt, Mỹ đã nhanh
chóng trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam kể từ
khi chấm dứt lệnh cấm vận Việt Nam vào năm 1995, và gần đây Việt Nam được coi
là một đối tác quan trọng của Mỹ trong chiến lược châu Á-Thái Bình Dương dưới
thời cả hai chính quyền Tổng thống B. Obama và D. Trump.
Bài viết trên The Diplomat cũng chỉ ra, lợi thế chính trị đó, cùng với khoảng
cách giữa Bình Nhưỡng và Hà Nội nằm trong tầm kiểm soát đối với máy bay cá nhân
Ilyushin-62M của ông Kim Jong-un và kinh nghiệm đảm bảo an ninh, an toàn của
Việt Nam trong tổ chức các sự kiện quốc tế lớn, khiến Hà Nội là một lựa
chọn tối ưu. Nhất là trong một sự kiện chính trị hàng đầu thế giới với các yêu
cầu an ninh rất khắt khe như Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống
Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Với nhan đề “Việt Nam có thể trở thành hình mẫu cho một thỏa thuận giữa Mỹ và Triều
Tiên”, bài viết trên trang Nikkei
Asia Review nhận định: Washington hy vọng rằng Triều Tiên được khuyến khích
bắt tay vào cải cách kinh tế và chính trị như Việt Nam đã thực hiện công cuộc
đổi mới suốt 3 thập kỷ - một loạt cải cách kinh tế toàn diện làm cho đất nước
trở thành điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài trong khi vẫn giữ được sự ổn
định chính trị và xã hội. Bài viết kết luận, điều này cho thấy, cả Mỹ và Triều
Tiên đều mở ra ý tưởng Việt Nam là mô hình phát triển cho Triều Tiên và có vẻ
như hợp tác kinh tế là động lực để cả hai hy vọng có những tiến triển nhanh
chóng.
Đánh giá của một số chuyên
gia trong nước:
Theo Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại
của Quốc hội:
Trước
hết, phải nói đến chính yếu tố nội tại của chúng ta. Phải nói rằng ở thời điểm
này, Việt Nam đã có kết quả tốt trên nhiều phương diện: Tình hình chính trị, an
ninh nhìn chung tốt, kinh tế đang trên đà phát triển và tình hình xã hội
ổn định.
Có
lẽ Hoa Kỳ bây giờ coi Việt Nam là bạn, có thể chia sẻ, thông cảm với nhau. Việt
Nam cũng rất mong muốn làm bạn với Hoa Kỳ, mong muốn quan hệ giữa hai bên một
cách toàn diện. Phía Hoa Kỳ có một niềm tin, nếu tổ chức hội nghị ở Việt Nam
thì sẽ mang lại kết quả.
Một
lý do khác có lẽ là về khoảng cách. Chúng ta thấy, nếu chọn châu Âu làm địa
điểm tổ chức Hội nghị thì rất xa. Nếu chọn trong khu vực Đông Nam Á, thì Việt
Nam là nơi thuận lợi.
Còn về phía Triều Tiên, có thể nói Việt Nam và Triều Tiên
đã có quan hệ lâu đời. Tổ chức Hội nghị ở Việt Nam, việc đi lại của đoàn Triều
Tiên cũng thuận tiện hơn.
Theo Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao:
Đây là sự lựa chọn xuất phát từ nhiều nhân tố
tổng hợp, song theo tôi có 3 lý do. Thứ nhất, Việt Nam có quan hệ tốt với cả 2
bên. Với Mỹ, sau 24 năm bình thường hoá quan hệ, đến nay hai bên là đối tác
toàn diện. Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của ta. Từ khi
bình thường hoá quan hệ đến nay, tất cả các đời Tổng thống Mỹ đều sang thăm
Việt Nam. Quan hệ mở rộng từ chính trị, kinh tế, kể cả an ninh...
Còn với Triều Tiên là quan hệ truyền thống.
Một thời kỳ dài quan hệ 2 nước rất mặn mà, một trong những biểu tượng đó là mấy
trăm sinh viên Việt Nam đã được đào tạo tại Triều Tiên và sau này trở thành
những người có vị trí trong các lĩnh vực khác nhau như ngoại giao, kinh tế,
lãnh đạo tỉnh, bộ, ngành... Tất nhiên có thời gian quan hệ không phát triển
mạnh, nhưng chúng ta vẫn cùng Triều Tiên giữ quan hệ tốt đẹp, duy trì Đại sứ
quán suốt nhiều năm nay. Triều Tiên trước đây giúp Việt Nam nhiều trong chiến
tranh (như thực phẩm, thuốc men, phân bón, sắt thép...), sau này Triều Tiên khó
khăn, Việt Nam hỗ trợ.
Quan hệ cả 2 bên với Việt Nam đều tốt tạo ra
sự yên tâm rằng Việt Nam sẽ không có sự thiên vị, điều đó chắc chắn họ coi là yêu
cầu hàng đầu.
Thứ hai, lịch sử Việt Nam rất đặc biệt, từ
đất nước bị chiến tranh tàn phá, đói nghèo, lạc hậu, giờ chúng ta chuyển mình
mạnh mẽ, đổi mới hội nhập quốc tế, kinh tế phát triển, vị thế quốc tế được nâng
lên, tham gia gìn giữ hoà bình quốc tế, tổ chức nhiều sự kiện quốc tế lớn, điển
hình là APEC...
Cả 2 nước Mỹ và Triều Tiên đều nhận thấy,
Việt Nam phát triển quan hệ, là bạn với tất cả các nước, không thù địch với ai
cả. Tôi cho rằng, Mỹ cũng có hàm ý. Quan hệ Mỹ - Triều từng rất căng thẳng, chiến
tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Với Việt Nam, Mỹ từng có chiến tranh gây tổn
thất cho cả 2 bên rất nhiều. Nhưng đến bây giờ hai bên đã bình thường hoá, trở
thành Đối tác toàn diện. Triều Tiên cũng thế. Họ quan tâm mô hình phát triển
của Việt Nam.
Lý do thứ 3 là địa điểm, về địa lý thì không
xa Triều Tiên, thậm chí gần hơn so với Singapore. Thượng đỉnh tổ chức ở Hà Nội,
nơi cả 2 bên đều biết rõ, có đại sứ quán để an tâm cả về mặt hậu cần và an ninh
bảo vệ.
Việt Nam sẽ được gì khi tổ chức Hội nghị thượng định Mỹ -
Triều?
Cơ hội không thể bỏ lỡ
Theo The Diplomat, đăng cai tổ chức Hội nghị
Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần này, Việt Nam sẽ gặt hái những lợi ích đáng kể
cho quan hệ song phương và đa phương. Về mặt quan hệ song phương, sự chuẩn bị
kỹ càng trong việc tổ chức một sự kiện quan trọng như vậy trực tiếp đóng góp
một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Bán đảo Triều Tiên, từ
đó tiếp tục cải thiện quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và Hàn Quốc, cũng như
mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Triều Tiên.
Trong thời đại Việt Nam ngày càng cần các đối
tác nhiều nguồn lực và sẵn sàng cam kết cho các chính sách đối ngoại của mình,
càng thắt chặt quan hệ tốt hơn với Mỹ và Hàn Quốc, Việt Nam càng cảm thấy tự
tin hơn trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và an ninh.
Về quan hệ đa phương, từ cuối những năm 1980,
Việt Nam vẫn duy trì nguyên tắc “là bạn và là đối tác đáng tin cậy của tất cả
các nước trong cộng đồng quốc tế, tích cực tham gia các quá trình hợp tác quốc
tế và khu vực”. Kết quả, Việt Nam đã nâng cao vai trò và vị thế của mình trong
các vấn đề khu vực và quốc tế thông qua việc tổ chức các hội nghị quốc tế hoặc
vận động tranh cử vị trí không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Điều này giúp ích cho việc một ngày nào đó,
Việt Nam trở thành nhà trung gian hòa giải quốc tế tin cậy, đồng thời sự hiện
diện tích cực trong các vấn đề quốc tế sẽ giúp Việt Nam dễ dàng kêu gọi sự chú
ý từ các đối tác khu vực và quốc tế khác đối với các vấn đề như tình hình Biển
Đông. Vì vậy, tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống D. Trump
và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un là cơ hội không thể bỏ lỡ đối với Việt Nam.
Cuối cùng, không nên quên rằng đối với
Singapore, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên đầu tiên là một sự kiện rất thành
công khi hình ảnh về thành phố thịnh vượng và xinh đẹp này được phát sóng bởi
tất cả các kênh truyền thông lớn và được chia sẻ rộng rãi trên khắp các mạng xã
hội như Facebook hoặc Twitter trước, trong và sau sự kiện. Thay vì trả hàng
triệu đô la cho một chương trình truyền hình dài 1 phút trên CNN, Việt Nam sẽ
nhận được quảng cáo miễn phí trên CNN, BBC và các hãng truyền thông khác nếu có
thể bảo đảm mọi công tác tổ chức hội nghị lần này.
Việt
Nam được rất nhiều từ hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Trả lời tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 vào ngày 01/3/2019,
báo chí đặt câu hỏi về kinh phí cũng như những lợi ích của Việt Nam khi là nước
chủ nhà đăng cai hội
nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần
2. Bộ
trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhắc lại thông tin khi Singapore tổ chức
hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 1 vào năm ngoái đã bỏ ra 20 triệu USD, có
thông tin là 17 triệu USD và thu về 500 triệu USD, có thông tin thu về 800
triệu USD.
"Chúng ta được rất nhiều, có cái nhìn
thấy, có cái không nhìn thấy. Những cái nhìn thấy là chúng ta tự hào khi cả nhà
lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đều chọn Việt Nam. Điều này cho thấy vị trí và vai
trò của Việt Nam rất quan trọng trong sự đóng góp đối với hoà bình của thế giới
và khu vực", ông khẳng định.
Theo người phát ngôn Chính phủ, Việt Nam tổ
chức sự kiện này hết sức hoàn hảo, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị
và Thủ tướng là bảo đảm những gì tốt nhất cho hội nghị Thượng đỉnh. Hai bên Mỹ
- Triều đều cảm nhận được sự an toàn, hoà bình và trật tự xã hội…
"Chúng
ta thu được nhiều ấn tượng như bạn bè, báo chí quốc tế đã nêu", ông nói.
Hình ảnh con người Việt Nam được mọi người
trên thế giới biết đến. Cạnh đó là sự tin cậy rất lớn của lãnh đạo các nước,
trong đó có hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.
"Với sự hiếu khách, trọng thị, trách
nhiệm, chúng ta bảo đảm an toàn tuyệt đối", Chủ nhiệm VPCP thông tin.
Hay như vấn đề ẩm thực, đặc biệt là công tác
phục vụ cho truyền thông, báo chí được bảo đảm từ việc cung cấp đầy đủ thông
tin, thiết bị, đường truyền, wifi. Không ai nói chất lượng hạ tầng thông tin
của chúng ta là không tốt.
"Đi ra đường, đi ra phố với sự bảo đảm
an toàn tuyệt đối, rất tự do, thoải mái. Thành phố trang hoàng cờ hoa, hình ảnh
rất đẹp về con người, đô thị", ông Mai Tiến Dũng dẫn chứng.
Bộ trưởng cho biết, hiện Việt Nam chưa tổng
hợp chi phí tổ chức hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều nhưng ông cũng cho hay
"chúng tôi nghĩ là không nhiều". VPCP cũng huy động các doanh nghiệp
sản xuất sản phẩm phục vụ hội nghị Thượng đỉnh.
Trong thời gian diễn ra hội nghị Thượng đỉnh,
các nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tham quan thủ đô Hà Nội về vấn đề sản xuất rau
sạch, tham quan Hải Phòng, Quảng Ninh, đến thăm các DN Việt Nam.
"Qua các chuyến thăm này thấy rằng tại
sao Việt Nam làm được. Vì chúng ta đã gác lại những quá khứ, lịch sử, gác lại
chiến tranh, hận thù để phát triển kinh tế. Đây là mô hình mà Triều Tiên cũng
có thể thực hiện được, rất có ý nghĩa với nước này", Bộ trưởng Mai Tiến
Dũng nói.
Ông thông tin thêm, Mỹ đặt vấn đề phi hạt
nhân hoá bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên thì đặt vấn đề xoá bỏ lệnh cấm vận của
Liên hợp quốc. Những vấn đề này cần tiếp tục bàn thảo trong những hội nghị tiếp
theo.
"Chúng ta không thể một chốc một lát nói
rằng mọi vấn đề có thể bày lên bàn giải quyết ngay. Quan trọng nhất là hai nhà
lãnh đạo đã gặp nhau trong một không khí rất cởi mở, những câu chuyện này sẽ là
tiền đề cho những hội nghị tiếp theo để giải quyết các vấn đề của bán đảo Triều
Tiên", ông thông tin.
Qua
sự nhìn nhận, đánh giá, phân tích của các nước trên thế giới và chuyên gia
trong nước chúng ta thấy Việt Nam đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt,
đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Vị thế,
vai trò của nước chủ nhà Việt Nam được lãnh đạo hai nước Mỹ, Triều Tiên và cộng
đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Trên
chuyên cơ bay trở về Mỹ, Tổng thống Trump đã gửi lời cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và toàn thể người dân tuyệt
vời ở Việt Nam, trên trang Twitter cá nhân của mình. Đây cũng là một trong
những minh chứng tiêu biểu nhất cho sự đóng góp của Việt Nam tại hội nghị lần
này.
Tóm
lại từ trước khi chuẩn bị và cho đến giai đoạn hiện tại, Việt Nam đã hoàn toàn
làm tốt vai trò tổ chức của mình. Còn những kẻ suốt ngày chỉ biết quy chụp,
chống đối đất nước thì mới cố gắng xuyên tạc trách nhiệm của Việt Nam trong hội
nghị lần này.
Văn Đoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét