Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

KHI VIỆT NAM BỊ LÊN ÁN VÌ… TUÂN THEO LUẬT PHÁP QUỐC TẾ


 “Tại sao người Việt không ủng hộ người biểu tình Myanmar đấu tranh”

“Tôi thấy người Indonesia, người Philippines, người Thái Lan, người Campuchia tuần hành, treo cờ, căng băng rôn ủng hộ người biểu tình Myanmar, nhưng không thấy người Singapore và người Việt Nam làm điều đó. Phải chăng vì họ là hai quốc gia bị đánh giá thiếu tự do, dân chủ và họ không nhận thức được những quyền này. Thật tội nghiệp”

“Người Việt Nam im lặng là có lý do cả. Nếu bạn im lặng khi nhìn thấy người khác bị áp bức, bạn chính là một kẻ xâm lược, áp bức hoặc phải chịu áp bức mà không dám đấu tranh”

“Chính người Việt Nam từng xâm lược Campuchia, không mong chờ gì từ một quốc gia đi xâm lược một quốc gia khác. Việt Nam là kẻ xâm lược duy nhất trong ASEAN, họ sẽ không giúp Myanmar đâu”

Đó là một vài bình luận của một số người dân trong khối ASEAN nhằm lên án người Việt Nam và người Singapore vì đã không có những động thái ủng hộ người biểu tình tại Myanmar. Trước đó, phe biểu tình Myanmar chia sẻ rầm rộ bài viết cầu cứu bằng 8 thứ tiếng phổ biến nhất trong khối ASEAN, trong đó có tiếng Việt. Mục đích của bài viết là kêu gọi người dân ASEAN ủng hộ cho phía người biểu tình, lên án phía quân đội Myanmar.

Nhằm đáp lại lời kêu gọi đó, người dân của một số các quốc gia ASEAN như Philippines, Thái Lan, Indonesia, Campuchia đã xuống đường, cầm theo biểu ngữ ủng hộ phe biểu tình Myanmar, lên án quân đội nước này và hối thúc nước họ cần có những động thái can thiệp về mặt ngoại giao hoặc quân sự vào Myanmar. Nhưng những sự việc tương tự lại không xảy ra ở Việt Nam.

Và thế là họ lên án Việt Nam. Một sự lên án rất trời ơi đất hỡi!

Ngày 05/03, Đại sứ Đặng Đình Quý, đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã đưa ra lời kêu gọi trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là: “Kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt bạo lực đã diễn ra, bảo đảm an toàn cho mọi người dân và tiến hành đối thoại tìm giải pháp thỏa đáng phù hợp với Hiến pháp và luật pháp tại Myanmar”. Nhiều cư dân mạng ASEAN đã trích dẫn lại đoạn tuyên bố này và lên án rằng Việt Nam đang đi nước đôi, không ủng hộ phe biểu tình, cũng chẳng ủng hộ phe quân đội, không ít người vô lý đến mức vu cáo Việt Nam là một quốc gia thiếu tự do, dân chủ nên không thể ủng hộ cho các quốc gia “đang đấu tranh vì dân chủ” như Myanmar. Một số thành viên phe biểu tình Myanmar vào trang Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar để lại những bình luận không tốt, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam - Myanmar.

Việt Tân, RFA, BBC… và nhiều đơn vị báo chí nước ngoài nói rằng nền hòa bình mà người dân Việt Nam đang thụ hưởng là một nền hòa bình giả tạo, ngoài mặt thì hòa bình, nhưng bên trong thì người dân bị kìm kẹp đủ điều, không dám bày tỏ quan điểm dân chủ, không dám đứng lên chống chính quyền và mong muốn giới trẻ Việt Nam cần học tập giới trẻ Myanmar.

Nền hòa bình mà chúng ta có được là sự đánh đổi bằng máu, là công sức đấu tranh và chiến đấu trong bao nhiêu năm liền… Bây giờ lại bị cho rằng là giả tạo? Tự dưng đang hòa bình, lại “xúi trẻ con ăn cứt gà”, kích động giới trẻ Việt phải đấu tranh, chống chính quyền và phải biểu tình? Nếu định nghĩa tự do, dân chủ, nhân quyền là vậy, thì có lẽ nhiều người Việt không cần.

Người Việt Nam không mít tinh, không căng băng rôn, không tuần hành ủng hộ người biểu tình ủng hộ Myanmar… như các quốc gia khác. Không có nghĩa Việt Nam là một quốc gia thiếu tự do, dân chủ hay nhân quyền. Người Việt Nam mong muốn người Myanmar được sống trong nền hòa bình, nhưng rất khó để người Việt Nam ủng hộ khi mà chính một bộ phận người Myanmar chấp nhận quỳ gối, mong muốn quân đội nước ngoài tấn công… chính đất nước của họ.

Việt Nam ủng hộ Myanmar hòa bình, thịnh vượng và dân chủ, nhưng không phải bằng cách sử dụng bạo lực từ cả hai phía. Việt Nam kêu gọi tuân theo luật pháp quốc tế, ở đây là theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và Hiến chương ASEAN. Đây là một động thái phù hợp của một quốc gia trung lập, yêu hòa bình và đề cao sự ổn định. Việt Nam không ủng hộ cụ thể một bên nào, vì chúng ta không thể phán xét rằng ai đúng ai sai.

Trong Hiến chương ASEAN có các nguyên tắc rõ rằng: “Không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN” và “Tôn trọng quyền của các quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài”. Luật đưa ra đâu có phải là trò chơi mà các bên thích thì tham gia, không thích thì vứt bỏ.

Trong khi các quốc gia khác lên tiếng ủng hộ người biểu tình, mong muốn đưa quân đội nước ngoài can thiệp vào Myanmar. Thì người Việt, có những suy nghĩ riêng, luôn luôn khuyên người dân Myanmar rằng phải tự lựa chọn một con đường độc lập, tự chủ, phải cố gắng hết sức để có được, tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia khác nhưng không phụ thuộc.

“Những gì mà chúng tôi, những người Việt Nam có thể làm, là chúc các bạn sớm được bình yên. Chúng tôi không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Hãy tự đứng dậy và giành lại quyền tự chủ cho mình. Chúng tôi hiểu rằng các bạn đang cần sự giúp đỡ, tuy nhiên, bạn phải cố hết sức mình để mà có được. Độc lập của các bạn phải tự giành lấy”.

Mối quốc gia đều có vấn đề của riêng, vấn đề riêng mà không giải quyết được, cứ phải mong chờ nước ngoài. Thì mấy chữ “tự do, dân chủ, nhân quyền”, liệu có phải là thật không? Hay là giả tạo?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét