Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

CuBakhôngtừbỏ con đườngđilênChủnghĩaxãhội




Hiện nay, trên các trang lề trái đang đua nhau đưa tin: Cu Ba sửa đổi Hiến pháp và bản Dự thảo Hiến pháp này không đề cập đến chủ nghĩa xã hội, như thế là Cu Ba đã “hết hôn mê” để xây dựng xã hội thực chất hơn. Còn ViệtNam thì sao? đến bao giờ mới “tỉnh”? Ai sẽ cùng Việt Nam “canh giữ hòa bình cho thế giới nữa đây”?
Trước hết, chưa biết thực hư chuyện Dự thảo Hiến pháp mới của Cu Ba có hay không có cụm từ chủ nghĩa xã hội? Nhưng điều đó không quan trọng. Vấn đề là ở chỗ: xã hội mà Cu Ba hướng đến xây dựng là xã hội như thế nào? Với những đặc trưng gì? Nội hàm của xã hội ấy ra sao? Điều đó mới nói lên bản chất của chế độ xã hội.
Trong lúc đất nước ta bị lầm than, nhân dân vừa thoát khỏi kiếp nô lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến mục tiêu xây dựng xã hội dễ hiểu là: ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau đều được khám và có thuốc chữa. Trong bối cảnh ấy phấn đấu được như thế cũng là mục đích lớn, là mong mỏi của toàn thể dân tộc rồi. Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh mà có các mục đích khác nhau, nhưng đều hướng tới bản chất của chế độ xã hội tốt đẹp - chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đảng Cộng sản Việt Nam kế tục con đường, mục tiêu xây dựng xã hội đã được nhân dân và Hồ Chí Minh lựa chọn, xác định mục tiêu xây dựng đất nước là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” có thấy cụm từ chủ nghĩa xã hội đâu, nhưng đạt được mục tiêu ấy là đạt được xã hội xã hội chủ nghĩa rồi. Theo đó, đặc trưng của xã hội mà nhân dân ta xây dựng là: 1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; 2. Do nhân dân làm chủ; 3.  Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; 4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 5.Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; 6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; 7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; 8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
  Vì thế, xã hội mà nhân dân Cu Ba xây dựng chắc chắn cũng là xã hội có đầy đủ những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa, dù có hay không có cụm từ chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa thì bản chất của chế độ xã hội trước sau của Cu Ba vẫn không thay đổi. Các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin bản Dự thảo Hiến pháp của Cu Ba tái khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, công nhận kinh tế thị trường và quyền tư hữu; mở rộng các quyền công dân và quyền tự do để phù hợp với thời đại. Đồng thời quy định rõ ràng hơn về quyền hạn của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là những dấu hiệu đặc trưng của xã hội tốt đẹp mà nhân dân Cu Ba đang hướng đến xây dựng, không có gì khác đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, người cộng sản không phải cứ viết lên trán của mình hai chữ cộng sản là nhân dân đã tin như Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh. Vấn đề là việc làm, hành động có vì nhân dân, vì đất nước không mà thôi. Vì thế, Dự thảo Hiến pháp mới của Cu Ba có hay không có cụm từ chủ nghĩa xã hội hay xã hội xã hội chủ nghĩa mà đã vội hét toáng lên là Cu Ba từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa là sự vội vàng, hồ đồ. Lý tưởng cách mạng của các thế hệ lãnh đạo của nhân dân Cu Ba sẽ không bao giờ thay đổi dù có hay không có cụm từ chủ nghĩa xã hội thì xã hội mà nhân dân Cu Ba xây dựng dưới sự lãnh đạo của ban lãnh đạo Cu Ba hiện nay vẫn hướng tới bản chất của chế độ xã hội tốt đẹp. Ở đó, mọi người dân Cu Ba đều được tôn trọng, có đầy đủ quyền con người theo luật pháp quốc tế và pháp luật của Cu Ba; mọi người dân Cu Ba đều có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Mục tiêu xây dựng xã hội của nhân dân Cu Ba và nhân dân Việt Nam có sự thống nhất, tất cả đều vì con người, vì người dân. Do đó, nhân dân Cu Ba và nhân dân Việt Nam đều chống lại tất cả những kẻ nào cản trở nhân dân mỗi nước xây dựng đất nước theo mục tiêu tốt đẹp mà hai nước cùng hướng đến, nên hai nước vẫn mãi là anh em, đều canh giữ cho nhau trong xây dựng đất nước và bảo vệ thành quả của nhân dân mỗi nước. Do vậy, việc thức hay ngủ để bảo vệ thành quả của nhau, bảo vệ hòa bình thế giới từ trước đến nay hai nước như thế nào thì từ nay về sau cũng vẫn như thế mà thôi. Người nào đó lo lắng ai sẽ cùng Việt Nam  “canh giữ hòa bình cho thế giới” chỉ là sự “lo bò trắng răng”./.


ĐứcLũy 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét