Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

KHÔNG ĐƯỢC XUYÊN TẠC CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG



Trong thời gian vừa qua, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng ta đã được tiến hành quyết liệt trên diện rộng và cả chiều sâu, không có vùng cấm, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều “đại án” chống tham nhũng lớn đã được Ủy Ban kiểm tra Trung ương chỉ đạo tiến hành, đưa ra ánh sáng nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi sai phạm làm thất thoát của nhà nước hàng nghìn tỉ đồng, trong đó có liên quan đến nhiều cán bộ, Đảng viên có chức vụ lớn, kể cả Ủy viên Trung ương Đảng. Có thể kể đến như: 1. Vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng VN (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV); 2. Vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Nhà nước VN. Hay như vụ việc sai phạm ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có liên quan đến nhiều cán bộ Đảng viên có chức vụ, quyền hạn như: Trinh Xuân Thanh, Đinh La Thăng…đã được đưa ra xét xử.
Trước sự chỉ đạo chống tham nhũng quyết liệt của Đảng, dư luận trong nhân dân rất đồng tình, ủng hộ, tạo nên sinh khí, góp phần cũng cố niềm tin của nhân dân vào quyết tâm của Đảng trong việc chống tham nhũng và làm trong sạch nội bộ. Tuy nhiên, các thể lực thù địch, những kẻ tự xung là vì “dân chủ”, đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền Việt Nam”, hoặc “người yêu nước”…lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng ta đưa lên các trang mạng, blog, facebook…. những quan điểm sai trái, độc hại. Chúng cho rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”…thì các phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch cho rằng đó chẳng qua là những cuộc “đấu đá” nội bộ, “nhóm lợi ích mới cướp lại của nhóm lợi ích cũ”, hoặc là để tranh giành quyền lực, “trả thù”, “triệt hạ tay chân” của người khác.
Chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trên mạng xã hội trong thời gian qua là nhằm hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, kích động tâm trạng bất mãn của nhân dân trước thực trạng xã hội còn có những vấn đề chưa giải quyết được nhằm chuyển xã hội ta sang hình thức của cái gọi là “dân chủ, nhân quyền”, “Đa nguyên, đa đảng”. Đại hội Đảng XII đã mạnh dạn và thẳng thắn chỉ nhận xét: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp rất nghiêm trọng.”. Đại hội khẳng định “Bốn nguy cơ” mà hội nghị Đại Biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) nêu ra, trong đó có nguy cơ về tham nhũng, lãnh phí, “diễn biến hòa bình” vẫn tồn tại, có mặt còn diễn biến phức tạp hơn trước với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Đại hội XII Chỉ ra rằng tham nhũng, lãng phí diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, “không chỉ cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, gây bức xúc trong dư luận mà còn đe dọa sự tồn vong của chế độ”
Thực hiện nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chủ trương tiến hành kiểm tra, thanh tra trên nhiều lĩnh vực, những dự án có dấu hiệu mờ ám, vi phạm pháp luật, xem xét những cán bộ có dấu hiệu suy thoái về đạo đức, lối sống, vị phạm Điều lệ Đảng, điều làm dư luật hết sức hoan nghênh là việc xử lý rất toàn diện, không có vùng cấm, kể cả những cán bộ cấp cao. Đặc biệt đưa ra xét xử một số vụ án kinh tế lớn, được nhân dân đồng tình ủng hộ: Xét xử 36 bị cáo trong vụ làm thất thoát hơn 9000 tỷ đồng tại ngân hàng xây dựng Việt Nam do Phạm Công Danh chủ mưu, kết quả HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh 30 năm tù, thu hồi về hàng nghìn tỷ đồng. Hay hiện nay Đảng xét xử những sai phạm của Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng trong vụ án Oceanbank và Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Chính phủ đã chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án Núi Pháo ở Thái Nguyên; Thanh tra toàn diện dự án Mobiphone mua lại 95% cổ phần Công ty Cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) đang thua lỗ lớn, gây thất thoát cho nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Việc làm này của Chính phủ được dư luận đồng tình, ủng hộ và đánh giá rất tích cực.
Trong thời gian qua, Bộ Chính trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư đã tiến hành công tác chống tham nhũng rất quyết liệt: Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn đã bị xử lý đúng người, đúng tội, riêng Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên án tù chung thân, các bị cáo khác có liên quan đang tiếp tục xét xử.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm”, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... hiện nay đang diễn ra rất quyết liệt, khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tham nhũng, “lợi ích nhóm” đã hình thành từ lâu. Chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” đương nhiên là phải nhìn lại quá trình; phải xem xét những vụ việc diễn ra trong thời gian trước; phải kiểm tra, đưa ra ánh sáng, xem xét từ sự kiện, vụ việc… có dấu hiệu vi phạm các quy định hành chính, pháp lý đến chuyển sang các cơ quan tư pháp, xem xét về mặt hình sự… là điều phải làm. Chống tham nhũng phải tiến hành tuần tự, từng bước, không được nóng vội, phải đúng người, đúng tội với phương châm răng đe, ngăn ngừa là chính. Sự suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống có nguồn gốc sâu xa, diễn ra trong thời gian dài. Trách nhiệm chính vẫn thuộc về cá nhân. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và nhiều vấn đề khác nữa…
Theo quan điểm của đồng chí Tổng Bí thư: vấn đề kiểm soát quyền lực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Cơ chế kiểm soát quyền lực không chỉ tùy thuộc vào quyết định của Đảng mà còn tùy thuộc và thể chế nhà nước, của Quốc hội, của Chính phủ. Đây là một nhiệm vụ lâu dài phải tiến hành một cách thận trọng, bài bản… “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy”; Đồng chí cũng nhấn mạnh: “Không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, nhưng vì sự tiến bộ chung, vì đẻ mong người khác không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”.
Với sự quyết tâm của Đảng, sự đồng tình của nhân dân, chúng ta có quyền tin tưởng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm”…do Đảng ta khởi xướng. Chúng ta không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào xuyên tạc những kết quả đạt được bằng quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét