Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Dân chủ của Việt Nam "cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản".






     Không hiểu sao Nguyễn Văn Song lại hỏi một câu hỏi ngớ ngẩn về con đường dân chủ cho Việt Nam khi điều đó đã hiển nhiên là một sự thật. Trong Tuyên ngônHYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_%C4%91%E1%BB%99c_l%E1%BA%ADp_(Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)" HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_%C4%91%E1%BB%99c_l%E1%BA%ADp_(Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)"độc lập 1945 do Hồ Chí Minh viết, đã khẳng định quyền tự do dân chủ của tất cả người dân Việt Nam. Trong Hiến pháp 1946, Lời nói đầu khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản Hiến pháp này: Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo; Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Như vậy, ngay từ khi thành lập nước, tự do dân chủ đã trở thành ưu tiên hàng đầu, là mục tiêu phấn đấu.
     Nền dân chủ ở Việt Nam là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Theo đó, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là trọng tâm. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật và các công cụ khác, nhưng việc sử dụng bất cứ công cụ nào cũng phải trong khuôn khổ pháp luật. Thông qua thực thi pháp luật, nhà nước thể hiện nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
     Dân chủ ở nước ta được thể hiện, mở rộng và có cơ chế để đảm bảo thực hiện trên nhiều lĩnh vực: về kinh tế, chính trị, tôn giáo. Ngoài ra, dân chủ còn thể hiện ở quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do cư trú…
Những minh chứng trên càng khẳng định rằng Nguyễn Văn Song chẳng hiểu gì về nên dân chủ ở Việt Nam.
Thang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét