Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Xung quanh vấn đề quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Trước tình trạng Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất đang ách tắc nghiêm trọng, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã xây dựng các phương án để mở rộng cảng hàng không này cũng như sử dụng hiệu quả quỹ đất tại đây.

Thời gian gần đây trước nhu cầu cần mở rộng thêm khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Để giải quyết vấn đề đó Bộ GTVT đã có nhiều phương án để mở rộng sân bay trong đó có một số phương án liên quan đến diện tích đất sân golf nằm liền kề sân bay (thuộc quỹ đất do Bộ Quốc phòng quản lý). Lợi dụng vấn đề này một số đối tượng trống đối, thù địch đã xuyên tạc, làm phức tạp thêm vấn đề với mục đích làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tại buổi làm việc giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải đã khẳng định.

Để nâng công suất khai thác Tân Sơn Nhất lên khoảng 45 triệu lượt khách/năm thì hiện Bộ giao thông vận tải có 7 phương án quy hoạch được đơn vị tư vấn đề xuất, trong đó có 4 phương án đã tính tới việc sử dụng đất sân golf để xây dựng đường cất-hạ cánh thứ ba và các công trình phụ trợ. Các phương án này bao gồm: Phương án 1, xây dựng mới một đường cất-hạ cánh phía bắc (khu vực sân golf), cách đường cất-hạ cánh hiện hữu 1.800m và xây dựng hai nhà ga mới cùng các công trình phụ trợ nằm trên khu vực đất sân golf, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 200.000 tỷ đồng, ảnh hưởng khoảng 140.000 hộ dân, diện tích giải phóng mặt bằng lên tới 616ha. Phương án 2, xây dựng mới đường cất-hạ cánh số 3 về phía bắc và hoàn chỉnh hệ thống đường lăn, sân đỗ, khu dịch vụ kỹ thuật và nhà ga hành khách với ba kịch bản khác nhau, gồm 2A, 2B, 2C, khác nhau chủ yếu về khoảng cách giữa đường cất-hạ cánh số 3 đến đường cất-hạ cánh hiện hữu, để giảm diện tích và chi phí giải phóng mặt bằng. Các kịch bản này có tổng mức đầu tư trong khoảng 100.000-187.000 tỷ đồng, ảnh hưởng khoảng 25.400-68.000 hộ dân, cần giải phóng mặt bằng 326-561ha. Như vậy, các phương án trên đều có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, số hộ dân phải giải tỏa nhiều nên kinh phí triển khai sẽ rất tốn kém, thời gian xây dựng kéo dài và ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Trong khi đó, phương án 3 (phương án được Thường trực Chính phủ thống nhất lựa chọn), cùng mục tiêu đáp ứng năng lực khai thác 43-45 triệu lượt khách/năm lại có thời gian thực hiện quy hoạch nhanh nhất (2-3 năm), kinh phí thấp nhất (ước khoảng 16.000 tỷ đồng) và diện tích đất phải chuyển đổi là ít nhất (14,52ha), là phương án tối ưu.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất là cảng hàng không dùng chung dân sự và quân sự. Trước đây, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 7,5ha cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) mở rộng sân đỗ để giải quyết một phần tình trạng thiếu sân đỗ tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất. Bộ Quốc phòng luôn tạo điều kiện, ủng hộ, phối hợp tốt với Bộ GTVT. Vừa qua, Bộ Quốc phòng tiếp tục bàn giao 19,79ha sân đỗ quân sự để mở rộng sân đỗ phục vụ hàng không dân dụng. Hiện nay, Bộ GTVT đang giao ACV triển khai dự án xây dựng sân đỗ, đường lăn để giải quyết cơ bản tình trạng thiếu sân đỗ tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, cũng như tạo điều kiện thoát nhanh, tránh ách tắc cho cảng.
Ngoài ra, trong quá trình lập quy hoạch điều chỉnh Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng đã nhiều lần trao đổi, rà soát hiện trạng đất để sử dụng có hiệu quả nhất đất quốc phòng cho phát triển hàng không dân dụng, giao thông kết nối... Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT và Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã làm việc, thống nhất phương án chi tiết điều chỉnh quy hoạch Cảng HKQT Tân Sơn Nhất để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau khi quy hoạch được duyệt, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng bàn giao khoảng 15ha đất quân sự để Bộ GTVT và UBND TP Hồ Chí Minh triển khai xây dựng nhà ga hành khách mới và hệ thống giao thông tiếp cận đồng bộ.

Thanh Thông


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét