Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

TÍNH TẤT YẾU THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM



 Thực tiễn của cách mạng Việt Nam, kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam
Thời kì quá độ là thời kì mà xã hội cũ chuyển sang một xã hội mới – xã hội – xã hội chủ nghĩa, về mặt kinh tế đây là thời kì bao gồm những mảng, những phần, những bộ phận của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xen kẽ nhau tác động nhau. Đây là thời kì tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. Do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, cả thành phần kinh tế TBCN, thành phần kinh tế XHCN. Cùng tồn tại vừa hợp tác thống nhất với nhau nhưng cạnh tranh gay gắt với nhau.
   Quá độ lên CNXH ở Việt Nam là phù hợp với quy luật phát triển biện chứng của lịch sử. Lênin đã chỉ rõ: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên CNXH. Đó là điều không tránh khỏi. Sự quá độ đó còn phù hợp với xu hướng chung của thời đại ngày nay - Thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH”.
Nước ta quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN là sự lựa chọn này phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động của nước ta, phù hợp với nhu cầu vươn lên làm chủ xã hội. Vì chỉ có CNXH mới thực sự có một chế độ dân chủ, công bằng, tiến bộ xã hội.
Nhân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, về thực chất hai cuộc kháng chiến đó chính là chống TBCN. Khi hòa bình chúng ta không thể quay lại phát triển nền kinh tế theo con đường TBCN hơn nữa nền kinh tế tư bản từ khi ra đời đều thể hiện bản chất bóc lột.
Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển 2011) của Đảng còn vạch ra những định hướng lớn phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, làm cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tổ chức thực hiện từng bước mục tiêu xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức một cách đúng đắn, triệt để và nhất quán về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã giúp cho mỗi chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về những thuận lợi, khó khăn; những thời cơ, nguy cơ và thách thức để từ đó với quyết tâm chính trị cao chúng ta phải phấn đấu vượt qua, tránh được căn bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí; trong nhận thức phải xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật.
Từ những vấn đề lý luận đã nêu trên, thực tiễn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo 31 năm qua với những thành tựu hết sức khả quan, cho phép chúng ta khẳng định dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đồng thuận của nhân dân, con đường đi lên lên CNXH ở Việt Nam nhất định kết thúc thắng lợi. CNXH hiện thực sức sống vẫn mãnh liệt, mãi mãi vẫn là sức hấp dẫn đối với loài người tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm đồng thuận một lòng xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh và văn minh trên con đường quá độ đi lên CNXH. Làm cho vị thế của Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Dân tộc Việt Nam bước đến đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới./.

Mạnh Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét