Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Xung quanh việc xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN)

Các thế lực phản động thù địch đa điên cuồng xuyên tạc những tin nóng bỏng liên quan đến “lò đốt củi” của Ông Nguyễn Phú Trọng, tức công cuộc chống tham nhũng mà người cầm đầu đảng CSVN ấp ủ bấy lâu. Chúng cho rằng đây là sự rộn ràng, xôn xao này chỉ là mặt nổi. Còn mặt chìm chính là câu hỏi liệu “lò đốt” của ông Trọng có thiêu rụi được tệ trạng tham nhũng ở Việt nam không?chiến dịch chống tham nhũng kiểu “lò đốt củi” của ông Nguyễn Phú Trọng không hơn không kém chỉ là phương thức thanh trừng những thành phần chia chác không đều, hay đúng ra là không thuộc phe cánh của Ông Trọng.
Đó là những tư tưởng thù địch, sai trái, nhằm hạ bệ vai trò của cán bộ lãnh đạo, gây mất đoàn kết nội bộ, giảm uy tín lãnh đạo của Đảng, dẫn đến mất niềm tin Nhân dân với Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Đại hội XII khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm chính trị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nhận thức về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được nâng lên trong các cấp ủy, các ngành, các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân”(1). Đại hội chỉ rõ: “các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, và toàn bộ hệ thống chính trị phải kiên quyết phòng chống tham nhũng... phải chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng lãng phí, bao che, dung túng tiếp tay cho tham nhũng... ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí”(2).
Để triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII, trước hết cần nhận rõ, tham nhũng liên quan đến tha hóa quyền lực, kiểm soát quyền lực, nên để đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả cần tác động vào chính cơ chế hình thành và nguyên nhân tạo ra tham nhũng trên hai nội dung lớn: (1) kiểm soát quyền lực công; (2) kiểm soát tài sản công hữu hiệu. Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ tài sản công, đảm bảo nguyên tắc quyền lực công và tài sản công chỉ được sử dụng vì mục đích công, chứ không được sử dụng vì tư lợicá nhân.
(1) ĐCSVN: Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.17.

(2) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.75.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét