Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

PHÂN BIỆT CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


Chủ nghĩa xã hội không tưởng là tên gọi dòng tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại trước khi có sự ra đời của học thuyết Mác. Nó ra đời từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người – từ khi trong xã hội bắt đầu xuất hiện sự phân chia giai cấp và tình trạng người bóc lột người diễn ra gay gắt – đó chính là sự hình thành của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Trong hiện tồn xã hội ấy, một mặt giai cấp bị áp bức, bóc lột nổi dậy đấu tranh và vươn tới khát vọng được giải phóng, mặt khác, một bộ phận các nhà tư tưởng trong xã hội xuất hiện và phản ánh hiện tồn xã hội ấy thông qua các tác phẩm, các dòng tư tưởng của mình để bênh vực, khích lệ, thức tỉnh quần chúng đấu tranh hướng tới một xã hội không còn áp bức, bóc lột – một xã hội tốt đẹp vì con người. Khi đó, tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng ra đời và phát triển qua các thời kỳ và các nấc thang khác nhau: Ban đầu chỉ là những mầm móng tư tưởng, lý luận sơ khai cho đến khi hình thành một hệ thống lý luận trong đó có nhiều điểm giá trị song chưa được luận giải một các khoa học.
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời gắn với tên tuổi của C.Mác và Ph.Ăngghen với dấu mốc là sự xuất hiện của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1948) do hai ông cùng viết. Tác phẩm này đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học vì trong đó có những vấn đề cơ bản nhất của triết học, của kinh tế chính trị học và của chủ nghĩa xã hội khoa học đã được luận giải thông qua ba phát kiến vĩ đại của các ông. Đó là: Học thuyết về duy vật lịch sử, học thuyết về giá trị thặng dư và học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Những học thuyết này ra đời là cơ sở khoa học để khắc phục những hạn chế của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa xã hội không tưởng, đồng thời làm cho chủ nghĩa xã hội không tưởng trở thành khoa học.
Vì sao học thuyết chủ nghĩa xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập được gọi là khoa học bởi vì đó là một hệ thống lý luận được luận giải một cách khoa học trên cơ sở tổng kết thực tiễn lịch sử xã hội loài người và nghiên cứu lý luận để tìm ra quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, phát hiện ra những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm thủ tiêu tình trạng người bóc lột người, đồng thời đưa ra một tổ chức xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa – một xã hội mà ở đó con người được giải phóng khỏi mọi sự áp bức, bất công và có điều kiện để phát triển toàn diện.
Tuy nhiên mọi lý luận, học thuyết đều trở nên vô nghĩa nếu không được chứng minh bởi thực tiễn. Lênin – người kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen đã biến học thuyết ấy thành hiện thực mà đỉnh cao là cách mạng tháng 10 Nga.
Hiện nay, trước sự chống phá điên cuồng của các thế lực phản động, với những luận điệu cũ rích, chúng luôn tìm cách phản bác cho rằng sớm hay muộn Việt Nam cũng sẽ đi theo vết xe đổ của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây, các phần tử phản động núp bóng các nhà hoạt động dân chủ sử dụng, mạng xã hội, trang báo điện tử, …đã và luôn tìm mọi cách hòng chống phá cách mạng, lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trước tình hình đó, đặt ra cho mỗi cán bộ, Đảng viên cần nhận thức đúng đắn về mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, đó là một quá trình cam go, phức tạp, khó khăn, gian khổ, trải qua từng bước, từng khâu, không được chủ quan, duy ý chí, nóng vội.
Lịch sử phát triển của đã chứng minh, chỉ có xã hội xã hội chủ nghĩa mới có thể đem đến cho con người tự do, bình đẳng, bát ái, không còn người bóc lột người. Đó cũng chính là khát vọng mà Đảng ta, Bác Hồ, Nhân dân ta đã lựa chọn và nhất định sẽ thành công./.
ĐẠI NAM






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét