Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

CẢNH GIÁC VỚI “THUYẾT ÂM MƯU” VỀ COVID- 19



NCOV khởi phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc hồi tháng 12/2019, đến nay đã xuất hiện tại hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, với hơn 300 nghìn ca nhiễm, và hơn 13 nghìn người tử vong. Giới nghiên cứu lo ngại Covid-19 có thể phủ khắp toàn cầu, chính phủ các các nước đã và đang tích cực lập kế hoạch để đối phó với “khả năng cao” Covid-19 bùng phát tại nước mình. Tuy nhiên các “thuyết âm mưu” về nCoV liên tục xuất hiện ở Trung Quốc và một số trang mạng quốc tế, với những “tin đồn” thất thiệt.
Thuyết âm mưu (Tiếng anh: conspiracy theory) hay thuyết ngờ vực là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Một giả thuyết âm mưu là một giả thuyết mang tính giải thích theo đó buộc tội một nhóm người hay một tổ chức gây nên hay đứng đằng sau một sự kiện hoặc một hiện tượng gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội. Điều này đã và đang diễn ra ở nhiều quốc gia đối với dịch nCoV.
Ngay khi Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 1, một thuyết âm mưu lập tức xuất hiện cho rằng nCoV là virus nhân tạo. Khi nCoV ngày càng lan rộng và giết chết nhiều người hơn, “thuyết âm mưu” càng trở nên phức tạp, khi nhiều người nhắm mục tiêu đến Viện Virus học Vũ Hán, chi nhánh của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc – trung tâm nghiên cứu cấp cao trong cuộc chiến ngăn nCoV ở tâm dịch Vũ Hán, là nơi có phòng thí nghiệm duy nhất được trang bị công nghệ bảo vệ sinh học cao nhất để nghiên cứu về mầm bệnh truyền nhiễm, ví dụ như nCoV. Các tin đồn đều hướng tới một giả thuyết rằng nCoV đã “rò rỉ” từ phòng thí nghiệm này, “bệnh nhân số 0” là người của Viện Virus  học Vũ Hán. Một thuyết “âm mưu kỳ quặc” hơn còn cho rằng, nCoV chính là vũ khí sinh học được tạo ra cho quân đội Trung Quốc và virus này đã vô tình bị thoát ra ngoài. Cũng tin đồn rằng nCoV là vũ khí sinh học của chính phủ Mỹ. Một tin đồn vô căn cứ khác nổi lên gần đây cho rằng nCoV không phải là vũ khí sinh học nhân tạo, nhưng có nguồn gốc từ Mỹ và nhiều người Mỹ được cho là tử vong vì cúm mùa thực chất là chết vì Covid-19… Những thông tin bắt nguồn từ các tài khoản mạng xã hội chưa được xác minh này đều không cung cấp bằng chứng nào đáng tin cậy.
Những tin đồn này đã vấp phải làn sóng phản bác của giới nghiên cứu trên toàn thế giới. Viện Virus học Vũ Hán ra tuyên bố lên án các cáo buộc, đồng thời trích dẫn nghiên cứu về cấu trúc di truyền của nCoV, cho biết các bằng chứng khoa học “đều dẫn tới kết luận rằng virus này có nguồn gốc từ động vật hoang dã giống như nhiều mầm bệnh khác”. Một nhà nghiên cứu virus có liên quan tới dơi tại phòng nghiên cứu ở Vũ Hán hôm 2/2 phải tuyên bố trên mạng xã hội rằng “cô đem tính mạng ra đảm bảo” cơ sở nghiên cứu này không liên quan tới việc dịch bùng phát.
Tình hình nCoV vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng ngày càng lan rộng. Dù là những tin đồn thất thiệt, phản khoa học. Nhưng nó đã tạo nên những hoài nghi cho nhiều người, làm sụt giảm lòng tin của công chúng vào chính phủ nhiều quốc gia, gây lên những bất ổn xã hội. Không ít người dùng mạng xã hội khi bắt gặp những thông tin đó, do thiếu hiểu biết đã vội vàng chia sẻ, tán phát trong không gian mạng như một sự tiếp tay cho “Thuyết âm mưu”. Các nhà khoa học cho hay: “Thuyết âm mưu không làm được gì khác ngoài gieo rắc sợ hãi, tin đồn và định kiến, gây nguy hại tới việc hợp tác toàn cầu để chống lại nCoV”.
Những thuyết âm mưu cực đoan có thể xuất hiện ở tất cả quốc gia trên thế giới, mỗi người dân, đặc biệt là mỗi cán bộ chiến sĩ quân đội cần phải luôn đề cao cảnh giác, nâng cao nhận thức, không mơ hồ trước các tin đồn thất thiệt, thiếu căn cứ khoa học; chấp hành nghiêm quy định trong khai thác, sử dụng, đăng tải thông tin. Cấp ủy, chỉ huy, cán bộ và cơ quan chức năng các cấp trong Quân đội cần phải phát huy cao độ trách nhiệm; tăng cường nỗ lực, thận trọng trong kiểm duyệt thông tin; tích cực tuyên truyền vạch rõ bản chất, tính phản khoa học, phản động của “thuyết âm mưu” về nCov góp phần giữ vững trận địa tư tưởng, tạo môi trường trong nước, khu vực, quốc tế thuận lợi, thúc đẩy hợp tác toàn cầu để chống lại nCoV”./.
Hoàng Nhất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét